Chọn địa điểm nghiên cứu: Căn cứ vào đặc điểm môi trường hoạt động kinh doanh gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương thuộc tỉnh. Luận văn chọn 03 nhóm địa điểm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, khả năng phát triển các SPDV ngân hàng: khu vực thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí), khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu (Hoành Bồ, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Cô Tô), khu vực huyện thị khác (Quảng Yên, Đông Triều, Vân Đồn,Tiên Yên, Hải Hà). Mỗi khu vực có những đặc thù địa phương khác nhau, sự phát triển về mọi mặt khác nhau, vì vậy phân chia theo khu vực có tính tương đồng để thuận lợi trong quá trình điều tra nghiên cứu. Việc đánh giá về các loại hình, chất lượng SPDV tại từng khu vực sẽ có được những kết quả sát thực tế hơn, đồng thời các điểm chọn để nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho toàn lĩnh vực hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng của cả NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh.
Chọn đối tượng nghiên cứu: Thứ nhất: khách hàng, những người đã, đang và có thể là khách hàng sử dụng dịch vụ của Agribank Quảng Ninh. Chú ý: đối tượng cá nhân là thành niên. Thứ hai: cán bộ ngân hàng, đại diện cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh cung ứng các SPDV ngoài tín dụng cho khách hàng.
Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vị điều tra. Gửi 500 phiếu điều tra cho khách hàng tại 03 khu vực sử dụng các SPDV của Agribank Quảng Ninh. Mẫu chọn ra đảm bảo tính đại diện vùng và cho tỉnh Quảng Ninh, hỏi về các dịch vụ ngân hàng mà khách hàng thường sử dụng và mong muốn được sử dụng trong quá trình giao dịch với ngân hàng, đảm bảo đánh giá khách quan một số tiêu chí về các SPDV ngoài tín dụng của Agribank Quảng Ninh. Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho 300/468 cán bộ nhân viên ở 3 khu vực, mục đích hỏi về những hiểu biết về đánh giá của khách hàng, lý do khách hàng lựa chọn đối với SPDV của Agribank và những giải pháp chủ yếu để phát triển SPDV Agribank.