Bài học vận dụng cho phát triển dịch vụ ngoài tín dụng ở NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 30 - 33)

Việt Nam

Nhận định rõ sự cạnh tranh về dịch vụ tài chính ngày càng mạnh và khốc liệt tại Việt Nam. Để hội nhập và cạnh tranh, NHNo&PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển sản SPDV với mục tiêu: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDV, khai thác tốt SPDV hiện có dựa vào những lợi thế so sánh của NHNo&PTNT để đạt được mục tiêu bán được nhiều SPDV, tăng thị phần dịch vụ của NHNo&PTNT, tăng tỷ lệ thu dịch vụ ròng.

Xây dựng các giải pháp cụ thể: Phát triển mạng lưới của mình. - Phát triển các dịch vụ mới dựa trên công nghệ.

- Phát triển các nhánh dịch vụ, đặc biệt là các kênh phân phối. - Tạo sự khác biệt trong các SPDV.

Yêu cầu đặt ra trong việc phát triển SPDV tại NHNo&PTNT Việt Nam là: - Đa dạng hơn các SPDV cả danh mục chung và các sản phẩm cụ thể.

- Ứng dụng công nghệ thông tin sâu, rộng và kết nối với các Ngân hàng thương mại khác cũng như các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế trong những SPDV đòi hỏi có sự liên kết.

- Lựa chọn các sản phẩm “lõi” để tạo ra tính khác biệt trong thương hiệu và hấp dẫn riêng NHNo&PTNT.

- Chú trọng thị trường cũ và quan tâm thực sự tới thị trường mới trong bối cảnh cạnh tranh mạnh với khối NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài

Để phát triển các dịch vụ bán lẻ của mình trong thời gian tới, trên cơ sở các thành quả đạt được, các NHTM cần chú ý phát triển đồng bộ cả 4 hoạt động:

- Thị trường: Xác định thị trường tiềm năng là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể cả các công ty cổ phần, công ty TNHH).

Ngoài ra, khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng lớn và lâu dài của dịch vụ bán lẻ. Chú ý tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và tính sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt các SPDV ngân hàng hiện đại, mặc dù Việt Nam mới có khoảng 10% dân số tham gia vào thị trường ngân hàng bán lẻ.

- Kênh phân phối: Chú trọng đặc biệt vào kênh phân phối điện tử qua việc ứng dụng công nghệ (Internet/Phone/SMS Banking), mặc dù việc này đòi hỏi chi phí cao từ ban đầu. Hiện nay, số người dân Việt Nam sử dụng Inernet ngày càng tăng, việc sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển. Nhiều hoạt động quản lý hành chính như hải quan điện tử, thuế điện tử, đấu thầu điện tử… đang được triển khai rộng. Cùng với kênh phân phối mới này là vấn đề bảo mật và an toàn, vì đây là rủi ro của dịch vụ ngân hàng và vấn đề chuyên viên kỹ thuật để bảo hành công nghệ. Trên thực tế, có những ngân hàng sở hữu corebanking hàng chục triệu USD nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu là truy vấn thông tin, chưa cung cấp dịch vụ giao tiếp và giao dịch, gây lãng phí công nghệ...

Tóm tắt chương 1

Tóm lại: Chương 1 luận văn hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về khái niệm ngân NHTM, hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM trong đó đi sâu nghiên cứu dịch vụ ngoài tín dụng.

- Nêu rõ vai trò của phát triển dịch vụ ngoài tín dụng, ảnh hưởng của dịch vụ ngoài tín dụng đến hoạt động của NHTM.

- Phân tích sự cần thiết phải phát triển SPDV ngoài tín dụng của NHTM. - Tìm hiểu một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM ở một số nước phát triển từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm áp dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w