Chính sách marketing quảng bá tiếp thị và nâng cao uy tín thương hiệu Agribank

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 100 - 102)

- Tâm lý và thói quen của khách hàng cá nhân chưa quen giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng Công tác quảng cáo tuyên truyền của ngân hàng về dịch vụ

4.2.6. Chính sách marketing quảng bá tiếp thị và nâng cao uy tín thương hiệu Agribank

Agribank

Công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức mới, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại các sản phẩm của ngân hàng. Không dừng lại ở đó, công tác Marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu tiềm năng của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộng thêm các khách hàng mới và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Các NHTM sẽ sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo các công cụ kỹ thuật của Marketing ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng.

Quảng bá SPDV là hoạt động làm cho sản phẩm thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và thị trường. Công tác tiếp thị, quảng bá SPDV của NHNo&PTNT không chỉ nhằm vào những SPDV mới mà cả những SPDV đang có. Vì đại bộ phận khách hàng hay thậm chí cả cán bộ nhân viên vẫn chưa biết hết các

SPDV mà NHNo&PTNT đang cung cấp:

Đổi mới công tác tiếp thị khách hàng và quảng bá SPDV tới khách hàng với tinh thần làm cho khách hàng biết và sử dụng SPDV của ngân hàng.

Nghiên cứu những đặc thù kinh tế của từng vùng, miền để có những hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm phù hợp tương ứng cho từng loại khách hàng ở từng thị trường vùng miền một cách phù hợp.

Tận dụng lợi thế là có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo để quảng bá SPDV của NHNo&PTNT (thông qua người thân,bạn bè…). Đây là một trong những kênh truyền thông được thực hiện với chi phí rất thấp mà hiệu quả lại cao bởi đã tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng ngay từ đầu.

Tập trung giới thiệu các SPDV ngân hàng với nội dung và hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng.

Thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp (gửi thư, tờ rơi đến từng khách hàng, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và sản phẩm tới từng khách hàng, giải đáp trên truyền thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị khách hàng…), tăng cường các hoạt động tài trợ, từ thiện, thực hiện các hoạt động khuyến mãi khi cung cấp các sản phẩm mới.

Hoạt động Marketing của Chi nhánh Quảng Ninh thực hiện thông qua đầu mối phòng Dịch vụ & Marketing nhưng còn thiếu phối hợp đồng bộ và nhất quán giữa các bộ phận chuyên môn, và chưa được xây dựng thành chiến lược. Trong thời gian tới hoạt động marketing cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh hoạt động điều tra nghiên cứu trị trường: hoạt động này bao gồm việc nghiên cứu thái độ của khách hàng, nhu cầu của khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng, lựa chọn SPDV, những nhân tố tác động đến sự thay đổi ngân hàng phục vụ của khách hàng. Từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thị phần, đồng thời qua nghiên cứu khách hàng sẽ tìm ra được những SPDV mới phù hợp nhu cầu thực tế của khách hàng.

- Nghiên cứu khách hàng: hoạt động này ở mức cụ thể hơn bao gồm việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, mức độ thoả mãn của khách hàng đối với các SPDV của

ngân hàng cũng như mong muốn của khách hàng. Cần có những chính sách khách hàng phù hợp cho những đối tượng khách hàng, những yêu cầu đòi hỏi sở thích khác nhau, áp dụng các chính sách sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng là điều không đơn giản nhưng sẽ giúp cho ngân hàng nhận được sự thoả mãn tốt đối với khách hàng và do đó sẽ thu hút được khách hàng sử dụng nhiều SPDV của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w