Chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 83 - 85)

- Tâm lý và thói quen của khách hàng cá nhân chưa quen giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng Công tác quảng cáo tuyên truyền của ngân hàng về dịch vụ

4.1.1.Chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam

- Định hướng chung

Chiến lược lâu dài của NHNo&PTNT Việt Nam: “Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp nông thôn. Tập trung toàn hệ thống có các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng, củng cố và nâng cao thị phần nguồn vốn. Chú trọng nguồn vốn ổn định từ các tổ chức và dân cư; kiên quyết thực hiện lại cơ cấu nguồn vốn không ổn định từ các định chế tài chính khác và tổ chức kinh doanh vốn khác…Chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn an toàn hiệu quả từ Chi nhánh; quán triệt nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn mới được tăng trưởng dư nợ và đảm bảo an toàn thanh khoản tại từng chi nhánh. Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các dự án đã cam kết... đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng cho vay địa ốc, tiêu dùng trên cơ sở kiểm soát danh mục dự án đầu tư được phê duyệt và tỷ lệ cho vay phù hợp bảo đảm an toàn hiệu quả. Cho vay trung và dài hạn phải kiểm soát chặt chẽ về đối tượng và danh mục đầu tư. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác. Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ, tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Nâng cao thị phần các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn đô thị, nhanh chóng triển khai các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.”

-Các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể trong những năm tới

Tăng trưởng nguồn vốn huy động kể cả ngoại tệ quy đổi trên 15% để đảm bảo nguồn vốn cho vay, an toàn chi trả và đầu tư khác. Tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế tối đa 12% năm, tỷ lệ sử dụng vốn tối đa 80%. Tỷ trọng dư nợ cho vay

trung dài hạn tối đa 40% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa 30%. Tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 70% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Lợi nhuận và thu nhập người lao động tăng phù hợp theo quy mô và không thấp hơn năm trước.

-Định hướng thị trường và sản phẩm dịch vụ

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng có thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng các SPDV, tăng quy mô nguồn vốn hay tập trung vào công tác huy động nguồn vốn cho vay và đầu tư. Tùy theo từng thời điểm hoặc mục tiêu hoạt động kinh doanh mà sẽ quyết định việc cung ứng khối lượng hay loại SPDV theo một chừng mực nào đó.

Định hướng phát triển thị trường và SPDV của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung đó là “Phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, thay đổi nhận thức về hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập. Thay đổi nhận thức trong toàn hệ thống NHNo&PTNT về SPVD, xác định được tầm quan trọng của SPDV trong hoạt động ngân hàng hiện đại đảm bảo được cạnh tranh và hội nhập. Mục tiêu xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin có quy mô, tính hiện đại và khả năng xử lý của một ngân hàng lớn trong khu vực. Đối với thị trường trong nước, công nghệ thông tin của NHNo&PTNT luôn là hệ thống hàng đầu và góp phần duy trì nhiều lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên nhiều phương diện. Nâng cao sự khác biệt hoá trong từng SPDV theo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh khác biệt trong mỗi SPDV bằng cách sử dụng lợi thế về công nghệ và màng lưới để cung cấp những sản phẩm có tính khác biệt tạo lợi thế tuyệt đối trong cạnh tranh. Chất lượng, số lượng SPDV vượt trội so các ngân hàng trong nước, dẫn đầu về cung cấp và triển khai các SPDV hiện đại”.

- Định hướng về tài chính, lợi nhuận, doanh thu

Để tạo thế và lực cho NHNo&PTNT Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh cần quyết tâm thực hiện mục tiêu cải cách, nâng cao năng lực tài chính, hoạt động quản trị ngân hàng, đa dạng hoá các SPDV, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo

thông lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Mục tiêu tổng quát về lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Tỷ lệ thu nhập ròng ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng đã đạt trên 8%, phấn đấu tăng 20%., Thực hiện doanh thu từ SPDV ngoài tín dụng đạt trên 30% tổng doanh thu. Trong xu thế hoạt động của hệ thống Ngân hàng ngày nay, nguồn thu của các ngân hàng theo hướng thu từ SPDV ngoài tín dụng là chủ yếu. Trong thực tế cũng chứng minh rõ, thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 83 - 85)