Một số bài học vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 29 - 30)

Từ thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng của các nước đặc biệt là NHTM Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Việt Nam để thực hiện nâng cao doanh thu từ dịch vụ ngoài tín dụng ngân hàng như sau:

Một là, Nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chính sách thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời bản thân các ngân hàng cũng cần có chiến lược phát triển đa dạng tất cả các loại SPDV ngân hàng. Chiến lược của mỗi ngân hàng cần tập trung cho một số loại SPDV mà từng ngân hàng có thế mạnh và mở rộng dần các SPDV ngân hàng mà nhu cầu của thị trường đang tăng lên như: Dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng tự động, dịch vụ thanh toán quốc tế…Đồng thời chiến lược này cũng cần chú trọng đúng mức đến việc loại trừ, phòng ngừa, hạn chế các rủi ro liên quan đến mở rộng danh mục SPDV nói chung và SPDV ngoài tín dụng nói riêng của mỗi ngân hàng.

Hai là, các ngân hàng cần đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, điều kiện để thực hiện nâng cao doanh thu từ dịch vụ ngoài tín dụng và đầu tư đổi mới công nghệ bằng cách: cổ phần hoá các Ngân hàng Nhà nước, kêu gọi đầu tư của nước ngoài vào các ngân hàng nội địa theo lộ trình hợp lý, huy động các nguồn vốn dài hạn từ trái phiếu chuyển đổi. Việc triển khai các SPDV mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin luôn cần nhiều vốn đầu tư.

Ba là, các NHTM cần có chiến lược đầu tư thiết bị và công nghệ hợp lí theo từng giai đoạn phát triển phù hợp với khả năng và trình độ của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như xu hướng chung trong khu vực. Trong việc đa dạng hoá các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cần hướng vào các lĩnh vực như: lập mạng thanh toán liên ngân hàng nội bộ, hệ thống quản lý vốn tập trung, mở rộng cung cấp dịch vụ thẻ, quản lý rủi ro và nhân lực ngân hàng tập trung, hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như hoán đổi kỳ hạn và tương lai…

Bốn là, các NHTM cần có chiến lược phát triển SPDV ngân hàng tổng thể trên cơ sở nghiên cứu thị trường, xác định được năng lực, mục tiêu phát triển trong

từng giai đoạn và điều kiện của mình. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phát triển kênh phân phối rộng khắp phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của ngân hàng.

Năm là, các NHTM cần có chiến lược hợp lý trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, để có thể triển khai thực hiện chiến lược mở rộng danh mục dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ ngoài tín dụng nói riêng ở từng thời kỳ. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về trình độ không những không đảm bảo cho ngân hàng thu lợi nhuận từ các hoạt động truyền thống mà còn làm cho ngân hàng không thể triển khai được các dịch vụ mới ứng dụng CNTT ngày càng hiện đại.

Sáu là, các NHTM cũng cần có chiến lược tiếp thị quảng bá dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên cũng cần hợp tác để đem lại sự thuận tiện trong sử dụng SPDV ngoài tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w