Thặng dư hoặc thâm hụt dồn tích

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 25 - 27)

(5= 3 – 4) 54 -24 -2 42

Nguồn: Ví dụ minh họa

Trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành hoạt động đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn để xử lý mức ngân quỹ thặng dư hoặc thâm hụt, thì ngân quỹ của doanh nghiệp sẽ thặng dư vào quý I và thâm hụt vào các quý II, III và IV. Khi đó, lượng tiền mặt dư thừa ở quý I không được sử dụng vào mục đích sinh lời, trong khi ba quý cuối năm lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt mà không được điều chỉnh, đặt doanh nghiệp vào thế khó khăn trong thanh toán. Do vậy, sau khi lập dự báo dòng tiền với mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ được tiên đoán, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch đầu tư

tiền mặt thặng dư hoặc tìm nguồn tài trợ cho ngân quỹ thâm hụt, với mục đích duy trì mức ngân quỹ mục tiêu.

Cụ thể với doanh nghiệp trong ví dụ trên, kế hoạch đầu tư phần ngân quỹ thặng dư ở quý I và tìm kiếm nguồn tài trợ cho thiếu hụt ngân quỹ ở ba quý cuối năm cần được xây dựng. Các giả dịnh được đưa ra như sau nhằm đơn giản hóa việc tính toán:

• Số tiền mặt thặng dư sẽ được doanh nghiệp đem cho vay ngắn hạn với lãi suất trung bình 4%/ quý, kỳ hạn 3 tháng, lãi nhận vào cuối kỳ và việc tái đầu tư là dễ dàng.

• Để điều chỉnh phần tiền mặt thiếu hụt, doanh nghiệp sẽ đi vay ngắn hạn với lãi suất trung bình 5%/ quý, kỳ hạn 3 tháng, gốc và lãi được trả vào cuối kỳ, việc vay hoặc gia hạn thêm là dễ dàng.

• Vẫn giữ nguyên giả định bỏ qua ảnh hưởng của thuế thu nhập và thuế gián thu như ban đầu.

Theo đó, xây dựng được bảng dự báo ngân quỹ sau khi có sự điều chỉnh để duy trì mức ngân quỹ tối ưu:

Bảng 1.5: Điều chỉnh ngân quỹ của doanh nghiệp

(Đơn vị: triệu đồng)

Quý I II III IV

1. Ngân quỹ đầu kỳ 20

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w