Các chính sách và quan điểm về quản lý ngân quỹ của nhà quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 31 - 32)

c. Các hình thức tài trợ khi ngân quỹ thâm hụt:

1.3.1.1. Các chính sách và quan điểm về quản lý ngân quỹ của nhà quản lý doanh nghiệp

Hầu hết các khoản vay này là các khoản vay có đảm bảo và tài sản đảm bảo thường được sử dụng là các khoản phải thu và dự trữ - là những tài sản mà tính lỏng của chúng chỉ đứng sau tiền mặt và chứng khoán thanh khoản. Số tiền doanh nghiệp được vay phụ thuộc vào khả năng thu hồi nợ, tính thanh khoản và khả năng hư hỏng, mất giá trị của dự trữ. Khi vay ngắn hạn ngân hàng, doanh nghiệp gặp phải các giới hạn về lãi suất, điều kiện tín dụng (gồm kỳ hạn thanh toán, số dư tối thiểu, phương thức trả nợ), sự kiểm soát của ngân hàng và tài sản

Các hình thức tài trợ khác:

Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức chiết khấu các khoản phải thu. Theo đó, các công ty khác sẽ mua lại các khoản phải thu của doanh nghiệp theo giá khấu trừ và thực hiện thanh toán ngay cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tài trợ cho nhu cầu chi trả của mình thông qua các nguồn tự phát và dồn tích như tiền lương còn phải trả cho người lao động, các khoản thuế còn phải nộp, tín dụng thương mại…

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân quỹ1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Các chính sách và quan điểm về quản lý ngân quỹ của nhà quản lý doanh nghiệp nghiệp

Quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp bị chi phối sâu sắc bởi các nhà quản lý doanh nghiệp. Trước hết, nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của quản lý ngân quỹ là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc thực thi và thực thi có hiệu quả công tác này. Trên cơ sở nhận thức được vai trò của quản lý ngân quỹ, các nhà quản

lý mới có thể lựa chọn mô hình và phương pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp cũng chịu tác động của các chính sách mà nhà quản lý theo đuổi. Nhà quản lý doanh nghiệp có thể duy trì một khối lượng lớn tiền mặt bằng việc theo đuổi chính sách đầu tư vốn lưu động và chính sách tín dụng thương mại “nới lỏng”, chính sách dự trữ duy trì tồn kho ở mức thấp, vòng quay hàng tồn kho nhỏ, thời gian thu hồi tiền sớm. Mặt khác, nhà quản lý doanh nghiệp có thể duy trì một khối lượng hạn chế tiền mặt với việc theo đuổi chính sách vốn lưu động và chính sách tín dụng thương mại thắt chặt với khách hàng, và chính sách dự trữ duy trì tồn kho ở mức cao làm dòng tiền ra lớn và thời gian thu hồi tiền lâu, tạo sự lệch pha lớn giữa dòng tiền ra và vào doanh nghiệp.

Cuối cùng, quan điểm của nhà quản lý về lựa chọn các phương thức đầu tư và tài trợ cũng có tác động đến chất lượng quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Với các hình thức đầu tư và tài trợ vô cùng đa dạng, nhà lập chính sách phải cân nhắc chi phí và lợi ích của từng hình thức. Từ đó, đưa ra quyết định mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh kết quả và chi phí bỏ ra.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 31 - 32)