Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 70 - 72)

b. Thị trường tài chính

3.2.2.4.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ

Công ty đã xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng hoạt động. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chưa đầy đủ; vì vậy, công ty nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác để việc đánh giá được chính xác và toàn diện hơn.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ gồm các nhóm chỉ tiêu cơ bản:

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty:

Bên cạnh các tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời mà công ty đã xây dựng, công ty có thể sử dụng thêm:

- Chỉ tiêu về vốn lưu động ròng và nhu cầu về vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn – Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu vốn lưu động ròng cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng vốn dài hạn không.

- Chỉ tiêu tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh(CFO)

Tỷ lệ này kiểm tra về khả năng thu nhập của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này giảm dần theo thời gian thì dòng tiền của doanh nghiệp đang có vấn đề.

- Tỷ lệ giá trị gia tăng của tiền (CVA)

= Doanh thu bán hàng – Chi phí +/- Thay đổi vốn lưu động – Đầu tư bất thường – Nhu cầu của dòng tiền hoạt động

Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có dự đoán tốt hơn về dòng tiền được tạo ra nhiều hay ít hơn nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của công ty:

Bên cạnh các chỉ tiêu về chu kỳ và vòng quay thu hồi khoản phải thu, phải trả, chu kỳ và vòng quay hàng tồn kho, chu kỳ kinh doanh, chu kỳ tiền mặt, công ty có thể sử dụng thêm:

Tỷ lệ nợ cho biết rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro sẽ là cao nếu tỷ lệ này > 50%.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường:

gồm những giá trị biến động tuyệt đối và tỷ lệ biến động tương đối của các khoản phải thu và dự phòng của công ty.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân quỹ tại Công ty Thông tin di động (Trang 70 - 72)