b. Thị trường tài chính
2.2.2. Dự báo dòng tiền và xây dựng ngân quỹ tối ưu
Về dự báo dòng tiền
Công cụ chủ yếu phục vụ cho dự báo dòng tiền được công ty sử dụng là các báo cáo tài chính, bảng cân đối dòng tiền (hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ) và bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn được lập cho từng quý. Bảng nguồn và sử dụng nguồn giúp phân tích biến động và lưu chuyển của nguồn và sử dụng nguồn vủa công ty. Khi đó, các nhà quản lý ngân quỹ nắm được sự vận động của các dòng tiền ra vào ngân quỹ và sự biến động của mức tồn quỹ của công ty, cụ thể đến từng quý. Nhờ đó, việc lập kế hoạch sẽ diễn ra thuận lợi và có cơ sở hơn.
(Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn Số
lượng
Sử dụng nguồn Số lượng
Tăng nguồn 7295 Giảm nguồn 18607
Tăng phải trả người bán 791 Giảm vốn chủ sở hữu 18607 Tăng người mua trả tiền trước 87 Tăng tài sản 13237
Tăng thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
8735 Tăng phải thu khách hàng 1744 Tăng nợ dài hạn 15 Tăng trả trước người bán 4886 Tăng phải trả công nhân viên 74 Tăng hàng tồn kho 104
Giảm tài sản 28442 Tăng tài sản ngắn hạn khác 68
Giảm đầu tư tài chính ngắn hạn 25988 Tăng tài sản cố định 5594 Giảm các khoản phải thu khác 965 Tăng các khoản phải thu dài
hạn
2 Giảm đầu tư tài chính dài hạn 1489 Tăng tài sản dài hạn khác 839 Giảm phải trả, phải nộp khác 2407 Tổng sử dụng nguồn 31844
Tổng nguồn 35737
Chênh lệch 3893
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 của Công ty Thông tin di động
Bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn trên được công ty lập vào năm 2007. Qua đó cho thấy lượng tiền mặt tăng lên do
- Nguồn tiền tăng chủ yếu do trì hoãn các khoản phải trả cho các nhà cung cấp, tăng các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính ngắn và dài hạn của công ty năm 2007 giảm, đặc biệt đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 50% so với năm 2006.
cho người bán để hưởng chiết khấu thanh toán, cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Ngoài ra, vào năm 2007, vốn chủ sở hữu giảm tương đối, do sự sụt giảm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty.
Dự báo ngân quỹ được thực hiện bởi phòng kế toán – tài chính – thống kê tổng hợp và phần mềm được sử dụng là Excel. Dự báo dòng tiền được tiến hành theo phương pháp trực tiếp cho từng quý một, thông qua kế hoạch sản xuất và tiêu thụ do phòng bán hàng và marketing cung cấp. Từ đó, kế toán trưởng sẽ có trách nhiệm ra các quyết định liên quan đến ngân quỹ.
Về xác định mức ngân quỹ tối ưu
Công ty chưa tiến hành xác định mức ngân quỹ tối ưu và cũng chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể nào. Công ty chủ yếu căn cứ vào kế hoạch doanh thu – chi phí, đầu tư của doanh nghiệp, kế hoạch giải ngân của từng phòng,ban, số liệu lịch sử của cùng kỳ các năm và phỏng đoán của cá nhân để ước chừng lượng tiền mặt cần duy trì của kỳ kinh doanh tới.
2.2.3. Lập kế hoạch đầu tư và tìm nguồn tài trợ ngắn hạn
Sau khi dự báo dòng tiền cho năm sau, kế toán trưởng biết được nhu cầu thanh toán cho thời kỳ này, cũng như lượng tiền mặt dư thừa hay thâm hụt. Nếu ngân quỹ thâm hụt, công ty sẽ có kế hoạch vay tiền từ ngân hàng. Nếu ngân quỹ thặng dư, công ty sẽ tiến hành gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào chứng khoán thanh khoán. Trong thời gian qua, ngân quỹ của công ty phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu về thanh khoản và chi tiêu, do vậy, việc tài trợ thâm hụt ngân quỹ chưa được tiến hành. Bên cạnh đó, công ty chưa chú trọng đầu tư ngắn hạn phần ngân quỹ thặng dư một cách hợp lý nên thặng dư ngân quỹ chưa được tận dụng tối đa vào mục đích sinh lời. Từ năm 2005 trở về
năm tại ngân hàng Vietcombank, đầu tư vào các khoản phải thu, trả trước cho nhà cung cấp. Từ năm 2006 trở đi, bên cạnh những hình thức truyền thống trên, công ty bắt đầu tiến hành đầu tư lượng ngân quỹ thặng dư vào tín phiếu Kho bạc Nhà nước (lãi suất kỳ hạn), chứng khoán ngắn hạn của một số công ty (như )với cơ cấu đầu tư như sau:
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu đầu tư năm 2006 và 2007
Nguồn: Báo cáo đầu tư năm 2006 và 2007 của Công ty Thông tin di động