c. Các hình thức tài trợ khi ngân quỹ thâm hụt:
1.3.1.3. Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể lựa chọn những chiến lược sản xuất – kinh doanh với mục tiêu khác nhau, như lợi nhuận, doanh thu và mở rộng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh, an toàn tránh rủi ro. Chiến lược doanh thu cao và mở rộng thị phần đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chính sách tín dụng thương mại hấp dẫn. Các khoản phải thu lớn làm giảm dòng tiền vào. Ngoài ra, dòng tiền ra có thể tăng mạnh do các nỗ lực về marketing, bán hàng làm tăng các khoản chi này. Chiến lược lợi nhuận cao đòi hỏi doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Do sự khác nhau giữa thu và doanh thu, chi và chi phí, chiến lược lợi nhuận cao có thể đem lại một ngân quỹ tồi nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng quá nhiều, dẫn đến dòng tiền vào thấp. Chiến lược an toàn tránh rủi ro yêu cầu doanh nghiệp giữ một khối lượng lớn tiền mặt nhằm duy trì khả năng thanh toán.
Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp, hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chinh của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể để đạt được những mục tiêu nhất định. Quản lý ngân quỹ cũng là một hoạt động quản lý tài chính nên không nằm ngoài sự điều chỉnh của cơ chế này. Cơ chế quản lý tài chính bao gồm các nguyên tắc về quản lý tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp,vừa cụ thể hóa những quy định về tài chính của Nhà nước, vừa là những quy định áp dụng riêng cho doanh nghiệp. Cơ chế này bao gồm các nguyên tắc về quản lý tài sản, huy động vốn, quản lý doanh thu – chi phí - lợi nhuận, quản lý vốn lưu động và ngân quỹ, kiểm soát tài chính doanh nghiệp.