Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty đường sắt Hà Hải (Trang 25 - 27)

I. Đặc điểm của công ty quản lý đường sắt Hà Hải 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Công tác quản lý về cầu đường tương đối phức tạp, tuyến Đường sắt nằm trên hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Mật độ dân cư đông đúc ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy tu sửa chữa cũng như công tác bảo đảm an toàn giao thông hai bên Đường sắt và các điểm đường ngang (giao cắt với đường bộ ).

Công ty quản lý khu vực Đường sắt có mặt độ vận tải cao. Hiện nay tuyến đường Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày có 8 chuyến đi về (4 đôi tầu).

Hà Nội - Vinh hàng ngày có 2 đôi tầu đi về.

Hà Nội - Thanh Hoá hàng ngày có 1 đôi tầu đi về. Hà Nội - Đà Nẵng có 1 đôi tầu đi về

Hà Nội - Yên Bái có 8 đôi tầu đi về

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng một ngày có 7 đôi tầu khách nhanh, 1 đôi tầu chợ và 5 đôi tầu hàng.

Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn một ngày có 3 đôi tầu khách, 1 đôi tàu quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh và 12 chuyến tầu hàng.

Ngoài ra trong 1 tuần có 2 chuyến tầu liên vận Quốc tế.

Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên một ngày có 1 đôi tầu khách và 12 đội tầu hàng.

* Về trang thiết bị gồm nhiều chủng loại: - Đường : Ray P43, tà vẹt bê tông K1

Ray P43, tà vẹt bê tông K2 và K2A Ray P43, tà vẹt gỗ

Một số đường lồng, ghi lồng.

- Cầu : Một số cầu lớn hư hại nhiều do bị đánh phá trong chiến tranh ( cầu Long Biên, cầu Phú Lương ) hướng đường có mật độ xe cộ đi lại nhiều, các cầu đều nằm trên quốc lộ giao thông quan trọng chịu khối lượng chuyên trở hành khách và hàng hoá rất lớn của đường sắt cũng như đường bộ, nhu cầu Phú Lương, Cầu đường, Cầu Tam Bạc ...

Trong phạm vi quản lý của công ty có nhiều chân hàng quan trọng như Ga Hà Nội ga Giáp Bát, ga Hải Phòng, ga Yên Viên, cảng Hải Phòng, cảng Vật cách, Nhà máy xi măng Hải Phòng, xăng dầu Thượng Lý, xăng Đức Giang ...

Từ đặc điểm và tình hình như vậy đòi hỏi công ty đường sắt Hà Hải phải có một bộ máy quản lý chặt chẽ nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải của ngành, hoàn thành kế hoạch hàng năm được Tổng công ty đường sắt Việt Nam giao, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và giảm chi phí sản xuất của công ty, giảm giá thành sản phẩm.

Đồng thời với việc tăng nhanh về vận tải, vấn đề duy tu sửa chữa đường sắt càng phải được quan tâm và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tầu đem lại tín nhiệm cho ngành. Chính vì điều đó đã có tác động qua lại giữa khối lượng sửa chữa đường sắt và tiền lương và các khoản thu nhập của Cán bộ CNV của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty đường sắt Hà Hải (Trang 25 - 27)