III. Đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản
1. Thực trạng cán bộ quản lý tại Công ty
1.1. Về quy mô đội ngũ cán bộ tại Công ty
Cho đến năm 2008, công ty có 1083 lao động thuộc biên chế, trong đó gồm 89 lao động gián tiếp (LĐGT), và 994 lao động trực tiếp (LĐTT) tại các đơn vị, đội cầu, cung đường là những người trực tiếp làm công tác duy tu sửa chữa cầu, đường sắt. Như vậy lao động gián tiếp chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động (8,21 %).
Bảng 6: Quy mô lao động của công ty giai đoạn 2006-2008
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
LĐ GT 54 6,2 62 7 89 8,21
LĐ TT 800 93,8 816 93 994 91,79
Tổng số 854 100 878 100 1083 100
( Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động )
Lao động gián tiếp ở đây chính là những cán bộ quản lý của Công ty, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, đốc công, trưởng phó các phòng ban, và các viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Như vậy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tổng số lao động trong toàn Công ty, số lao động gián tiếp cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2006-2008 số lao động gián tiếp tăng từ 54 người lên 89 người, đồng thời tỷ trọng của lao động gián tiếp cũng tăng từ 6,2% lên 8,21% so với tổng số lao động của toàn công ty. Số lao động trực tiếp cũng tăng lên từ 800 người năm 2006 lên 994 người năm 2008.
Trong số lao động quản lý tăng thêm này thì chủ yếu tập trung vào các cán bộ quản lý kinh tế, tức là các cán bộ ở các phòng ban. Điều này cho thấy bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh, cho dù số lượng cán bộ quản lý
tăng nhanh nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả.
1.2. Về cơ cấu theo tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ của Công ty
Việc xem xét cơ cấu theo tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ trong Công ty sẽ cho chúng ta biết được tình hình sử dụng cán bộ hiện nay trong Công ty đã hợp lý chưa. Cơ cấu theo tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu theo tuổi và giới tính của đội ngũ cán bộ Công ty
Đợn vị: Người STT Quản lý cấp cao Trưởng, phó phòng và tương đương Viên chức chuyên môn nghiệp vụ Tổng 1 Số lượng 4 19 66 89 2 Giới tính Nữ _ 6 28 34 Nam 4 13 38 55 3 Độ tuổi <30 _ _ 17 17 30-40 _ 6 22 28 40-50 1 9 19 29 >50 3 4 8 15
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Lao động công ty đường sắt Hà Hải )
Trong tổng số cán bộ của công ty hiện nay, số cán bộ nam vẫn chiếm ưu thế so với nữ. Đây là một hiện tượng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Sở dĩ như vậy là do nam giới có nhiều lợi thế hơn về mặt tâm sinh lý, sức khỏe…Đồng thời nam giới tỏ ra mạnh mẽ và quyết đoán hơn, nên dễ dàng thăng tiến nhanh trong công việc và có tố chất lãnh đạo hơn nữ giới.
Số lượng cán bộ tập trung lớn ở độ tuổi 30-50 tuổi. Đây là độ tuổi tương đối hợp lý. Điều đó cho thấy đôi ngũ cán bộ của Công ty có sẽ kết hợp giữ
bộ trẻ cũng chiếm số lượng khá cao. Như vậy cơ cấu về tuổi của đội ngũ cán bộ trong Công ty là hợp lý. Nó đảm bảo cho Công ty có một đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó số viên chức chuyên môn nghiệp vụ cũng chiếm số lượng lớn trong tổng số cán bộ của toàn Công ty. Đây chủ yếu là nhân viên làm việc trong các phòng ban, thực hiện các chức năng chuyên môn và nghiệp vụ.
1.3. Về chất lượng cán bộ
1.3.1. Về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ của một Doanh nghiệp. Một Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi, trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường, giúp cho Doanh nghiệp ngày càng được mở rộng phát triển .
Hiện nay đội ngũ cán bộ của công ty có trình độ chuyên môn khá cao, đều từ trung cấp trở lên. Số lượng người có trình độ cao đẳng và đại học cũng chiếm số lượng lớn trong tổng số cán bộ của Công ty.
Bảng 8: Trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Công ty
Đợn vị: Người Quản lý cấp cao Trưởng, phó phòng và tương đương Viên chức chuyên môn nghiệp vụ Tổng Trình độ chuyên môn Sau Đại học 2 7 2 11 Đại học 2 12 16 30 Cao đẳng _ _ 27 27 Trung cấp _ _ 21 21 ( Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ – Lao động )
Có thể thấy cho đến nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá cao. Riêng vị trí lãnh đạo cấp cao và trưởng phó các phòng
ban đều có trình độ từ đại học trở lên. Điều đó cho thấy những cán bộ giữ chức vụ trong bộ máy quản lý đều có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc, có khả năng điều hành hoạt động của Công ty.
Với các viên chức chuyên môn nghiệp vụ, đa sô đều có trình độ cao đẳng và trung cấp. Số lượng các viên chức có trình độ đại học là chưa nhiều. Đây chính là lực lượng cán bộ cần được tiếp tục đào tạo để có thể đảm nhận những công việc cao hơn trong tuơng lai. Vì vậy, trình độ chuyên môn thấp của các viên chức chuyên môn nghiệp vụ cũng là môt hạn chế trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong tương lai.
1.3.2. Thâm niên công tác
Việc xác định thâm niên công tác cũng rất quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ của Công ty. Do là một Doanh nghiệp có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, cho đến nay Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm với thâm niên công tác cao.
Bảng 9: Thâm niên công tác của cán bộ công ty
Đơn vị: Người
Thâm niên công tác Số lượng
Dưới 5 năm 14 Từ 5 -10 năm 36 Từ 10-15 năm 18 Từ 15-20 năm 15 Trên 20 năm 6 Tổng 89 ( Nguồn: Phòn Tổ chức cán bộ – Lao động )
Từ bảng trên, có thể thấy đội ngũ cán bộ của Công ty hiện nay có sự kết hợp khá đồng đều giữa những người có kinh nghiệm và những người trẻ mới vào. Đa số cán bộ đều có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, tập trung chủ yếu từ 5-10 năm. Bên cạnh những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, Công ty cũng không ngừng tuyển chọn và đào tạo những cán bộ trẻ để làm lực lượng nòng
cốt cho đội ngũ cán bộ trong tương lai. Số lượng các cán bộ trẻ trong tổng số cán bộ được duy trì tương đối hợp lý.
1.3.3. Một số kỹ năng của cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý đòi hỏi rất nhiều kĩ năng quan trọng: kĩ năng quản lý Nhà nước, kĩ năng tổ chức, kĩ năng lãnh đạo điều hành, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học... Trong đó trình độ về ngoại ngữ và tin học là một trong những kĩ năng rất thiết và được đánh giá cao nhất.
Hiện nay trình độ ngoại ngữ, tin học của các cán bộ nhìn chung vẫn còn có nhiều hạn chế so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Do là doanh nghiệp Nhà nước, lại hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, nên việc nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học của cán bộ trong công ty phần chậm chạp hơn, đặc biệt là so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 10: Các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học của cán bộ công ty
Đơn vị: Người
STT Kỹ năng Số lượng % so với tổng số cán
bộ quản lý 1 Ngoại ngữ (tiếng anh) 34 38,2% 2 Tin học văn phòng 66 74,15% (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Lao động)
Có thể thấy số cán bộ biết sử dụng tin học văn phòng là tương đối cao, chiếm 74,15 % so với tổng số cán bộ, trong khi đó khả năng về ngoại ngữ (Tiếng anh) còn rất hạn chế, chỉ có 38,2 % số lượng cán bộ biết sử dụng tiếng anh. Và cũng chỉ có rất ít cán bộ có khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng anh. Có thể thấy trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý qua bảng sau:
Bảng 11: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ trong Công ty
Trình độ ngoại ngữ Tỷ lệ
A 41 %
B 32 %
Đại học 11 %
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động )
Như vậy trong số cán bộ quản lý biết sử dụng ngoại ngữ thì đa số mới chỉ ở trình độ A và B, số lượng cán bộ có trình độ ngoại ngữ C và Đại học là chưa nhiều. Chính vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của công việc.