1 THIỆT HẠI THỰC TẾ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 92 - 93)

2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH

3.2.3.1 THIỆT HẠI THỰC TẾ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

Việc xác định thiệt hại thực tế của người thiệt hại (người bị vi phạm) được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp các thiệt hại thực tế sau:

- Tổn thất về tài sản

- Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận. - Tổn thất về cơ hội kinh doanh

- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại

Với cách căn cứ xác định thiệt hại thứ nhất - Thiệt hại về tổn thất tài sản thì qua nghiên cứu của chuyên gia nhiều nước chỉ ra rằng nguyên đơn không những phải chịu một gánh nặng lớn về nghĩa vụ chứng minh còn phải đối mặt với một số trở ngại lớn như: Với những loại tài sản vô hình như doanh tiếng hay uy tín công ty thì thì khó xác định được tổn thất; bên bị hại phải bộc lộ được các vấn đề về tài chính, lợi nhuận kinh doanh mà điều này hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều muốn bảo mật hay những bí mật kinh doanh như những thiết kế hay kiểu dáng công nghiệp đang trong quá trình bảo mật cần được đưa ra để tính toán tốn thất... Do đó để tính toán tổn thất dựa trên căn cứ này không phải là một lựa chọn khả thi cho người bị hại.

Trong các thiệt hại trên thì mức độ giảm sút về thu nhập và lợi nhuận là một trong những căn cứ quan trọng nhất để tính toán mức độ thiệt hại của nguyên đơn trên thực tế. Đây cũng có thể coi là thiệt hại cơ bản và thường là thiệt hại lớn nhất của nguyên đơn. Chính vì vậy cần phải xác định một cách đúng đắn và đẩy đủ những tổn thất về thu nhập và lợi nhuận của nguyên đơn. Điều này giúp nguyên đơn có cơ sở để được bồi thường một cách đầy đủ và thoả đáng trên cơ sở BTTH ngoài

hợp đồng. Qua xem xét quá trình áp dụng căn cứ để xác định thiệt hại trong hoạt động xét xử của nhiều nước cho thấy khả năng xác định được một cách đầy đủ và xát thực thu nhập và lợi nhuận bị mất đòi hỏi khả năng chứng minh rất lớn đối với người bị hại do vậy trở thành một gánh nặng đôi khi quá sức.

Tham khảo pháp luật và thực tiễn xét xử của nhiều nước trên thế gới cho thấy đối với các hành vi CTKLM liên quan đến SHCN thì việc xác định lợi nhuận bị mất của nguyên đơn dựa trên công thức kế toán cơ bản như sau:

Lợi nhuận bị mất = (Số lượng hàng hoá không bán được do hành vi xâm phạm ) x (Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm).

Tuy nhiên để áp dụng một cách chính xác công thức này trong một số trường hợp không phải dễ dàng.

Việc xác định tổn thất theo căn cứ thứ ba là tương đối khó vì đây là tổn thất sảy ra trong tương lai nên tại thời điểm hiện tại ta phải giả định để xác định tổn thất. Nên việc xác định tổn thất theo tiêu trí này tương đối phức tạp và độ chính xác không cao.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 92 - 93)