1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.2.2. 1 BÁN GIÁ THẤP NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
Toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp... để bảo hộ sản xuất trong nước.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, bán giá thấp nhằm phá giá thị trường hay lôi kéo khách hàng đã trở thành "lỗi thời" và nếu có thì nó được thực hiện bằng các thủ đoạn cực kỳ tinh vi ẩn núp dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng đối với thị trường Việt Nam hiện nay, hành vi CTKLM loại này rất công khai, đang trở thành công cụ hữu hiệu của các hãng nước ngoài nhằm thâu tóm thị phần của đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về về tài chính, kinh nghiệp, cơ sở khoa học kỹ thuật, do vậy họ tiến hành những cuộc phá giá thị trường hết sức ngoạn mục và thực tế cho thấy họ giành được những thắng lợi hết sức vang dội trước sự bất lực của các doanh nghiệp trong nước. Trước hết phải kể đến cuộc chiến về giá giữa các hãng giải khát lớn của quốc tế như Coca-Cola và Pep si-Cola với Mekofood hay Tribico của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta lại đang phải đương đầu với tình trạng hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào, bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với hàng trong nước như xe máy, hàng may mặc, hàng tiêu dùng... Thị trường Việt Nam những năm đầu của thập kỷ này xuất hiện hàng loạt xe máy Supper Dream của Trung Quốc với giá dưới 10 triệu đồng/chiếc trong khi xe của Honda Việt Nam xấp xỉ 20 triệu đồng/chiếc thậm chí là hơn 20 triệu đồng/chiếc. Mặc cho chất lượng của xe Trung Quốc kém hơn của Honda rất nhiều, xong người tiêu dùng Việt Nam vẫn đổ xô đi mua xe Trung Quốc vì giá thành quá thấp của nó.
Hiện nay một lượng lớn hàng hóa trên trường Việt Nam hiện nay là hàng giá rẻ của Trung Quốc. Như thị trường may mặc hiện nay đã có đến 60% là hàng Trung Quốc với giá chỉ bằng nửa hàng Việt Nam. Do vậy không có lý do gì mà người tiêu dùng Việt Nam không chọn hàng Trung Quốc vì kiểu dáng và mẫu mã đẹp trong khi giá thành chỉ bằng một nửa. Trong khi với mặt hàng này, người tiêu dùng không hề quan tâm tới chất chất lượng mà chỉ quan tâm tới kiểu dáng và giá thành.
Trọng tâm của khái niệm bán giá thấp là có sự tách biệt về giá khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó ở trong nước xuất khẩu. Trường hợp của sản phẩm Coca-Cola rất rõ ràng. Một lon Coca-Cola ở thị trường Mỹ là 75 cent (tương đương khoảng 13.000 VNĐ) trong khi một lon Coca-Cola bán thị trường Việt Nam bình quân 1 lon giá khoảng 7000 đồng (tương đương khoảng 38 cent) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 37 cent. Vụ việc bán hàng giá thấp này của Coca-Cola xảy ra khi LCT 2004 chưa có hiệu lực.
Khi trên thị trường có nhiều hàng hoá, sản phẩm từ bên ngoài vượt biên giới vào hoặc do các liên doanh sản xuất bán với giá quá thấp làm điêu đứng các nhà sản xuất trong nước, người ta bắt đầu lên tiếng về bán giá thấp và tính chất không lành mạnh của nó.