2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH
3.2.5.2 XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH
Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng đảm bảo cho sự vận hành trôi chảy nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Luật cạnh tranh của Việt Nam đã quy định những chế tài xử phạt cho các hành vi vi phạm, theo đó người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song điều đó chỉ mang tính tính răn đe và xử lý hậu quả. Để hướng tới một môi trường cạnh tranh văn minh, các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế thị trường cần xây dựng cho mình đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, việc xác định chuẩn mực đạo đức kinh doanh được xét bởi các yếu tố: Đạo đức kinh doanh được xác lập sẽ bảo đảm cho các nhà kinh doanh phát huy được tiềm năng, tài lực, vật lực của họ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản, lợi ích chính đáng của họ; đảm bảo các nhà kinh doanh không bị xâm hại bởi các hành vi bất hợp pháp, CTKLM hay gian lận thương mại, bị phân biệt đối xử hay chèn ép, ngăn cản họ thực hiện các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải luôn luôn chú ý đến các lợi ích chung của toàn xã hội, phải hoạt
động trong khuân khổ mà pháp luật quy định, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh khác và lợi ích của người tiêu dùng, không vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho quyền, lợi ích chính đáng của người khác và lợi ích của xã hội.
Đạo đức kinh doanh được thể hiện ở sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối thủ cạnh tranh, tôn trọng người tiêu dùng, cạnh tranh lành mạnh... Bên cạnh đó chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng được thể hiện ở việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, phát triển kinh doanh, làm giàu chính đáng...
Việc xây dựng đạo đức kinh doanh cần phải được đưa vào từng doanh nghiệp và xây dựng thành văn hóa và lối sống doanh nghiệp. Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh cũng phải được thường xuyên trao dồi và giáo dục bằng cách đưa vào các trường cao đẳng, đại học để các nhà doanh nghiệp tương lai hình thành đường lối kinh doanh tốt đẹp ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp.
3.2.5.3 - Phát huy vai trò thƣơng lƣợng và hoà giải trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh