1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.2. 1 TỔNG QUAN
Mở cửa nền kinh tế, hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực trên mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đã là chính sách xuyên suốt và chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta từ những năm 1986 đến nay. Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã được kết nạp để trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu - tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức này thì việc giao thương, buôn bán, thương mại, đầu tư, du lich... ở nội địa cũng như giữa Việt Nam và thế gới tăng lên gấp bội. Theo đó cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra ngày càng sôi động và gay gắt. Cạnh tranh trên thị trường thực sự đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực và đương nhiên đó phải là cạnh tranh lành mạnh.
Thực trạng diễn biến của cạnh tranh trên thị trường nước ta những năm gần đây cho thấy hiện tượng CTKLM ngày càng gia tăng và đã trở thành nguy cơ đe dọa sự an toàn của nền kinh tế.
Chủ trương phát triển nền kinh tế đa phần, đa sở hữu đã khơi dậy được mọi tiềm năng và đạt được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Theo số liệu kết quả thống kê của Tổng Cục thống kê, tính đến 31/12/2007, cả nước có 155.771 doanh nghiệp, trong đó có3.494 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 2,24%), 147.316 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 94,57%), 4.961 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(chiếm 3.91%) [27].
Với một số lượng khổng lồ các doanh nghiệp như trên đang cùng sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển đã làm cho cạnh tranh trên thị trường Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, thậm chí có phần quyết liệt. Cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau...
Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của một lượng lớn các công ty nước ngoài vào Việt Nam cùng với sức mạnh về tài chính và công nghệ đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc
liệt. Bên cạnh đó, các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam như hàng điện tử, tiêu dùng, mỹ phẩm, vải vóc... kể cả bằng con đường chính thống và không chính thống đã làm cho thị trường Việt Nam bị co hẹp.
Điều đáng nói là, trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp đã có hành vi CTKLM, gây ra hậu quả xấu đến các chủ thể cùng cạnh tranh. Hành vi CTKLM đã và đang diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh lực của nền kinh tế với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng diễn ra gay gắt và phổ biến nhất trên các ngành hàng như hàng điện tử, may mặc, nước giải khát, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng và được thể thiện dưới các hình thức chủ yếu như bán giá thấp, quảng cáo, khuyến mại, hàng giả, hàng nhái, bán hàng đa cấp... nhằm CTKLM.
Mặc dù LCT 2004 đã điều chỉnh tương đối chi tiết và đầy đủ các loại hành vi CTKLM, song các hành vi CTKLM xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng đa dạng, tinh vi và luôn được thay đổi, cải biến theo sự phát triển của thị trường, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
Dưới đây xét thực trạng một số hành vi CTKLM phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay.