1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.2.2. 4 CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC
nghiệp
Đây là hành vi khá phổ biến trên thị trường Việt Nam nhất là từ khi chúng ta thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế. Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có rất nhiều hình thức khác nhau như làm hàng giả, hàng nhái, chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Nhãn hiệu nổi tiếng là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn của các hãng sản xuất bởi khi đọc đến tên nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể cảm nhận được ngay và phân biệt được tiềm lực, chất lượng, phương thức phục vụ của sản phẩm này so với sản phẩm cùng loại có nhãn hiệu khác.
Sản phẩm sữa Good Cacao của Công ty Mina hay sản phẩm sữa Inso của công ty Tân Hoàng Gia có hình thức mầu sắc y hệt như sản phẩm sữa Milo của Nestlé. Bằng mắt thường, khách hàng khó có thể nhận biết được đâu là sản phẩm của Nestlé, đâu không phải là sản phẩm của Nestlé. Đây là một trong những hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Với những chỉ dẫn lập mập mờ về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh hay bao bì... dễ khiến cho người tiêu dùng nhầm tưởng đó là những sản phẩm đúng chất lượng và thương hiệu.
Bên cạnh hiện tượng chỉ dẫn gây nhầm lẫn, hàng nhái cũng có rất nhiều kiểu; nhái nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng... Hiện tượng hàng giả, hàng nhái đang trở thành vấn đề báo động với thị trường đặc biệt các mặt hàng thiết yếu phẩm như may mặc, thời trang, dày dép, bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát ngày một tràn lan trên thị trường như mỹ phẩm Olay, giày Adidas, quần áo Levis, thuốc nhuộm tóc Wella, rượu Henessy...
Trường hợp của công ty may Việt Tiến, hàng năm công ty chi 500 triệu đồng cho công tác chống hàng giả. Ngoài ra công ty sử dụng các nguyên vật liệu đặc thù như nút áo, vải, logo, mác... nhưng vẫn bị nhái. [26]
Một trường hợp làm giả rượu có quy mô lớn sảy ra vào tháng 8/2008 của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) tại 94 Lò Đúc. Công ty này đã bị Công ty Cổ phần Rượu Hà Nội có trụ sở tại phố 28, ngõ481/69 đường Ngọc Lâm, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội làm giả một lượng lớn rượu như Rượu Vodka, Rượu Shochu Kiwon. Đây là một trong những vụ là hàng giả hàng nhái có tổ chức và quy mô lớn được đưa ra ánh sáng. [21]
Phần lớn những loại hàng giả hàng nhái có xuất xứ từ Trung Quốc. Công nghệ làm hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi hơn trong khi hiểu biết về sản phầm của người tiêu dùng và năng lực của các cơ quan thực thi chống hàng giả, hàng nhái còn hạn chế.
Số liệu của ban chỉ đạo 127 Trung Ương và Cục quản lý thị trường cũng cho thấy, trong năm 2008 đã kiểm tra xử lý 25.352 vụ hàng giả, hàng nhái với số tiền phạt lên đến trên 28 tỷ đồng, nhưng chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2009 con số này đã là 12.789 vụ vi phạm với số tiền phạt lên đên 26 tỷ đồng. [30]
Đáng chú ý là các vụ vi phạm hàng gỉa, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, hàng giả chiếm khoảng 45% doanh số bán lẻ và 35% là con số tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đến 65% hàng giả ở phía Nam do các nhà sản xuất trong nước cung cấp. Nhu cầu mua hàng nhái được dự báo sẽ tiếp tục tăng do suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam. [22]
Trong khi đó người tiêu dùng Việt Nam dễ bị cuốn hút bởi giá cả sản phẩm mà nhiều khi không cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Các số liệu thống kê cho thấy nếu như mẫu mã sản phẩm thu hút 71% thị hiếu người tiêu dùng thì giá cả có sức hấp dẫn mạnh hơn, lên đến 81%. Người tiêu dùng giải thích rằng việc mua hàng giả hàng nhái vì sản phẩm nổi bật, bắt mắt, rất giống hàng thật và khó phân biệt trong khi giá lại rẻ. Trong khi đó các chủ cửa hàng bán lẻ lại giải thích rằng hàng giả hàng nhái mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn nhất là trước tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay.
Nổi bật hơn cả là thị trường điện thoại di động đang nhức nhối bởi hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc. Trong ngành công nghiệp điện tử, thật khó để phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả kể cả những người có chuyên môn. Tình trạng hàng nhái tràn lan và không kiểm soát được đến mức báo động khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm nổi tiếng đã phải khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng tại siêu thị, đại lý độc quyền - nơi mà họ trực tiếp bán hàng mới có thể tránh được tình trạng mua phải hàng nhái, hàng giả.
Trong thời đại công nghệ cao như hiện nay, CTKLM trong lĩnh vực SHTT liên quan đến bản quyền phần mềm hay tranh chấp tên miền cũng diễn ra khá phổ biến và đã có một số vụ được đưa ra ánh sáng.
Song đáng lo ngại hơn cả là hiện tượng hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực dược phẩm diễn ra khá mạnh nhất là trong những năm gần đây gây hậu quả nghiêm trong cho sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng.
Hiện nay, các lực lượng cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng có nhiệm vụ chống hàng giả thế nhưng hiện tượng này vẫn tồn tại và phát triển với mức độ ngày càng phức tạp. Nguyên do của tình trạng trên chủ yếu do buông lỏng quản lý, lực lượng quản lý còn mỏng, kinh phí cho chống hàng giả hàng nhái còn hạn hẹp. Hơn nữa đôi khi chính người bị hại cũng không muốn lên tiếng với các cơ quan chức năng vì sợ ảnh hưởng đến thương hiệu và doanh số. Do vậy người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ mình trước cơn bão hàng giả này.