7 GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 62 - 63)

1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.2.2.7 GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

Doanh nghiệp hoặc cá nhân có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp có hành vi làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được gọi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Từ năm 2006, ứng dụng thương mại điện tử bắt đầu được triển khai rộng rãi trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, hành động CTKLM trong lĩnh vực này cũng đồng thời xuất hiện. Những hành vi này được tiến hành theo nhiều phương thức tinh vi và được nhìn nhận là một loại tội phạm công nghệ cao như lừa đảo trong các giao dịch trực tuyến, giả mạo thẻ ATM, phát tán virus, phát tán thư rác, ăn cắp mật khẩu, phá hoại cơ sở dữ liệu của các Website... Tất cả các hành vi phá hoại này đã làm gián đoạn hoạt động hoặc phá huỷ hoàn toàn cấu trúc dữ liệu của Website, dẫn tới thiệt hại vật chất và uy tín cho doanh nghiệp.

Đơn cử vụ công ty C.O.C hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu, dịch vụ máy chủ và Wecsite. Công ty này

trong ba tháng liên tục bị đối thủ cạnh tranh là công ty P.B tấn công đường truyền làm gián đoạn hoạt động của công ty này. Khách hàng không thể truy cập vào Web được. Khi khắc phục được đường truyền này lại bị tấn công đường truyền khác. Công ty C.O.C đã phải gửi đơn đến Cục điều tra cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ C15 nhờ can thiệp. Ngày 17/11/2009, C15 đã có công văn kết luật đây là một hành vi rất nghiêm trong trong một thời gian dài. C15 sẽ chuyển hồ sơ cho Thanh tra sở thông tin và truyền thông để xử phạt hành chính theo thẩm quyền. Đây là vụ tấn công đường truyền đầu tiên được đưa ra ánh sáng. [31]

Một vụ CTKLM bằng hình thức gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hãng taxi Tân Hoàng Minh bị đối thủ cạnh tranh sử dụng thiết bị thu phát sóng cùng tần số làm nhiễu tín hiệu liên lạc tổng đài của hãng này trong giờ cao điểm gây thiệt hại cho hãng này 20 triệu đồng mỗi ngày.

Hành vi CTKLM kể trên là một trong những hành vi cạnh tranh tinh vi nhất bằng công nghệ cao diễn ra hiện nay. Hành vi này không chỉ gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp về cả lợi nhuận và uy tín mà còn mất một thời gian dài để tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 62 - 63)