1 THÔNG QUA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 67 - 72)

2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH

2.3.1 THÔNG QUA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Lịch sử xây dựng và phát triển pháp luật cạnh tranh trên thế giới đã cho thấy một thực tế là, cơ quan QLCT có vai trò quyết định trong việc bảo đảm thực thi luật cạnh tranh có hiệu quả. Mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mình đã xây dựng mô hình cơ quan QLCT với đặc điểm riêng biệt, song mục đích chung của các cơ quan này là đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh một cách có hiệu quả. [10, tr.92]

Cục QLCT là cơ quan do chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngoài ra để tăng cường công tác quản lý của Cục QLCT còn có thêm hai chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các đơn vị trực thuộc Cục QLCT bao gồm: Ban điều tra vụ việc HCCT; Ban giám sát và QLCT; Ban điều tra và xử lý các hành vi CTKLM; Ban bảo vệ người tiêu dùng; Ban xử lý chống bán

phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Ban hợp tác quốc tế; Văn phòng; Trung tâm thông tin; Trung tâm đào tạo điều tra viên.

Chức năng chính của Cục QLCT là giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Cục QLCT đã và đang nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi HCCT, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho sản xuất trong nước, hỗ trợ ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp, tự vệ của nước ngoài, và chống các hành vi CTKLM là một trong các mục tiêu then chốt của Cục.

Luật cạnh tranh ra đời là cơ sở pháp lý để xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, đồng thời cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển được trước những đối thủ lớn, đồng thời và bảo vệ người tiêu dùng. Thế nhưng vai trò của nó hầu như hoàn toàn vắng bóng trước hàng loạt vụ việc đang bức xúc gần đây. Một thực tế cho thấy, từ khi LCT 2004 ra đời đến nay đã hơn 4 năm nhưng hầu như chưa có vụ việc đáng kể nào được đưa ra công luận. Cục QLCT– Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn trân chính vẫn chưa làm được nhiều việc như xã hội từng kỳ vọng. Số vụ xử lý các hành vi CTKLM còn ít, nhiều vụ việc không được xử lý dứt điểm thậm chí đến nay chưa được ngã ngũ.

Trong năm 2008, Cục QLCT- Bộ Công thương đã tiến hành điều tra và xử lý 15 vụ liên quan đến hành vi CTKLM bao gồm vụ việc liên quan đến vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính, 2 vụ liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM, 1 vụ liên quan đến hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, 1 vụ liên quan đến gièm pha doanh nghiệp khác, 1 vụ liên quan đến hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Trong đó 12 vụ đã được Cục QLCT tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 8 vụ đã có kết luận cuối cùng theo kết luận xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng cục QLCT với tổng số tiền phạt là 805 triệu đồng.[29]

Các vụ kiện liên quan đến hành vi CTKLM chủ yếu là bán hàng đa cấp bất chính, quảng cáo sai lệch, thông tin sai lệch về sản phẩm nhằm CTKLM. Đơn cử một số vụ việc điển hình sau.

Tháng 7-8/2007, văn phòng Luật sư Investconsult đại diện Công ty Syngenta khiếu nại Công ty An Nông sử dụng trái phép khẩu hiệu kinh doanh “Be bồ chứa lúa” với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM. Cục QLCT đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra song do bên khiếu nại không bổ sung hồ sơ trong thời gian quy định nên Cục QLCT quyết định trả lại hồ sơ khiếu nại.

Một vụ việc về CTKLM liên quan đến hành vi quảng cáo sai lệch và bán hàng đa cấp bất chính được Cục QLCT khởi sướng điều tra vào tháng 8-12/2008 đối với Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Am, với hành vi quảng cáo sai lệch về doanh nghiệp, sản phẩm bán hàng đa cấp và buộc người tham gia mua sản phẩm để tham gia bán hàng đa cấp. Cục QLCT đã tiến hành xử lý điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Ngày 22/12/2008 Cục QLCT ra quyết định số 115/QĐ-QLCT, quyết định phạt Công ty Cổ phàn Quốc tế Việt Am 240 triệu đồng.

Một vụ việc CTKLM khác được Cục QLCT khởi sướng điều tra vào tháng 10-12/2008 đối hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Hằng Thuận với hành vi thông tin sai lệch về sản phẩm và từ chối mua lại hàng hóa. Cục QLCT đã tiến hành xử lý điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Ngày 30/12/2008 Cục QLCT ra quyết định số 119/QĐ-QLCT, quyết định phạt Công ty TNHH Hằng Thuận 140 triệu đồng.

Một vụ việc khác nữa về hành vi in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội chuyển hồ sơ và biên bản ghi nhận về hành vi bán hàng đa cấp bất chính của Công ty Cổ phần Liên kết tri thức lên Cục QLCT vào tháng 8/2008. Cục QLCT đã tiến hành xử lý điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh và quyết định phạt Công ty Cổ phần Liên kết tri thức 85 triệu đồng.

Một vụ việc về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được Cục QLCT xử lý vào tháng 4-9/2008. Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và và quản lý môi trường khiếu nại

Công ty TNHH Toàn Cầu có hành vi sao chép bao bì sản phẩm của công ty này. Cục QLCT đã tiến hành xử lý điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh và quyết định phạt Công ty TNHH Toàn Cầu 15 triệu đồng theo Quyết định số 189/QĐ-QLCT ngày 30/10/2008. [24]

Kết quả thống kê trên cho thấy, số lượng các vụ việc CTKLM Cục QLCT đã điều tra và xử lý chưa nhiều, chưa tương xứng với nhu cầu, song phần lớn các vụ việc đã qua giải quyết chỉ là đình chỉ điều tra sơ bộ, thương lượng và hòa giải hoặc phạt tiền. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân khiến cho nhiều vụ việc vi phạm CTKLM tiếp diễn và đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn chính là doanh nghiệp.

Qua điều tra tâm lý của các doanh nghiệp khi có tranh chấp sảy ra cho thấy “53,42% doanh nghiệp được điều tra cho biết đối với các tranh chấp về cạnh tranh, họ sẽ gửi đơn đến Tòa án kinh tế chứ không gửi đến Cục QLCT, trong đó, 47% cho rằng đây không phải là cơ quan tư pháp nên phán quyết không có hiệu lực, còn 21,36% doanh nghiệp không kiện tại cục QLCT là do họ không tin ở khả năng xét xử công bằng. Ngoài ra, có một số ý kiến tỏ ra quan ngại về chức năng hành pháp

lẫn chức năng tư pháp của Cục QLCT” [10, tr.93]. Thực tế này cho thấy các doanh

nghiệp vẫn còn chưa đề cao vai trò của Cục QLCT, do đó không “mặn mà” với việc khiếu kiện lên Cục khi có tranh chấp sảy ra.

Bên cạnh đó, kết quả xử lý cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc hòa giải, nhắc nhở, cao hơn là xử phạt hành chính nên tính răn đe còn chưa cao, đôi khi không đạt được mức độ”thỏa mãn” cho người bị hại. Chủ trương chung của Cục QLCT thì việc thực thi LCT không phải chỉ là điều tra hay xử phạt vi phạm mà công việc chính của các cơ quan QLCT là làm thế nào để các doanh nghiệp không vi phạm hoặc nếu có và chưa đến mức quá nặng thì có thể hòa giải với nhau. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại không đồng tình với ý kiến này. Họ cho rằng, chính việc giải quyết không triệt để kiểu nửa vời này, nghĩa là cứ hòa giải, nên nhiều doanh nghiệp không “thiết tha” đến khiếu kiện hay “nhờ” các cơ quan chức năng giải quyết.

Trong thời gian tới sự dự kiến của số lượng các vụ CTKLM do Cục QLCT tranh tiếp nhận và xem xét xử lý sẽ tăng đáng kể. Do thực tiễn hoạt động thị trường với tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ tìm đến các biện pháp cạnh tranh mạnh mẽ hơn và do đó có thể dẫn đến hành vi CTKLM. Bên cạnh đó thông

qua hoạt động tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật và triển khai điều tra xử lý các hành vi CTKLM của Cục trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng đã hiểu biết nhiều hơn về pháp luật cạnh tranh và hoạt động điều tra xử lý của Cục, các hoạt động khiếu nại đến Cục vì thế đã tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 67 - 72)