4 SỬ DỤNG THỰC TIỄN TƢ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 97 - 99)

2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH

3.2.4 SỬ DỤNG THỰC TIỄN TƢ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ

không lành mạnh

Sử dụng thực tiễn tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp đã và đang trở thành một xu hướng ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng bộc lộ được nhiều ưu điểm của nó.

Có thể khẳng định rằng LCT của Việt Nam nói riêng cũng như LCT của các nước trên thế giới nói chung vẫn còn nhiều “khe hở”. Pháp luật cạnh tranh không thể liệt kê được hết các hành vi CTKLM trong khi các hành vi đó diễn ra ngày càng nhiều với nhiều hình thức ngày càng đa dạng và tinh vi mà pháp luật không thể bao trùm hết được. Các điều tra viên phải đối mặt với những vụ việc thực tế chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam cũng như không được quy định rõ ràng trong Luật. Do vậy các vụ xử lý về CTKLM nếu có thể cần phải được tuyên bố công khai để những nhà làm Luật cũng như công chúng có được thông tin cũng như có được “căn cứ” để xử lý các vụ việc tương tự xảy ra sau này.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến xu thế này:

Thứ nhất, các văn bản pháp LCT thường khá chung chung, chủ yếu dừng lại

ở những vấn đề có tính chất nguyên tắc, trong khi vụ việc cạnh tranh trong thực tế thì lại rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ với những tình tiết thực tiễn mà các nhà làm Luật chưa thể lường trước được. Đối với các trường hợp cụ thể như vậy, bản án của Tòa án (nhất là Tòa án tối cao) hay quyết định của cơ quan QLCT có ý nghĩa tham khảo rất lớn đối với việc xem xét giải quyết các trường hợp tương tự sau này. Vì

vậy, bản án của Tòa án, các quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh... đã trở thành nguồn bổ sung hết sức quan trọng cho Luật thành văn (như ở Pháp) [5, Tr.28].

Thứ hai, quá trình điều tra của một vụ việc cạnh tranh lớn (ví dụ như các vụ

sát nhập) là việc hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi sự phân tích của nhiều chuyên gia và sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau có liên quan. Nếu một vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng, hợp lý thì vụ việc đó hoàn toàn có thể được nêu ra như một cơ sở pháp lý nhằm đưa ra kết luận nhanh chóng cho các vụ việc tương tự về sau. [10, tr. 101]

Việc sử dụng thực tiễn tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp nên coi là một “án lệ” để các cơ quan QLCT hay Tòa án đúc rút kinh nghiệm cho các vụ việc tương tự xảy ra sau này được giải quyết thỏa đáng, khách quan và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, án lệ chưa được thừa nhận như là một nguồn của Pháp luật như ở Cộng hòa Pháp hay Cộng hòa liên bang Đức. Do đó cần phải nghiên cứu kỹ càng và đầy đủ kể cả về thực tiễn và lý luận trước khi đưa vào áp dụng.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 97 - 99)