ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA HÀNHVI CẠNH TRANH KHÔNG

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 34 - 35)

1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.1.2ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA HÀNHVI CẠNH TRANH KHÔNG

Tính không lành mạnh của các hành vi cạnh tranh lệ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trường và luôn được điều chỉnh bằng phương thức của luật tư. Tức là, người bị ảnh hưởng, bị thiệt hại hay có nguy cơ bị thiệt hại chừng nào chưa đưa ra sự phản đối và khiếu kiện thì pháp luật và Toà án chưa thể vào cuộc. Hành vi CTKLM có những đặc điểm biểu hiện chính sau:

- Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi CTKLM là các chủ thể tham gia trên

thị trường thuộc mọi thành phần kinh tế dù có thuộc doanh nghiệp hay không. Đặc điểm này xác định phạm vi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, khẳng định hành vi CTKLM xảy ra trong mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, mọi công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai: Hành vi CTKLM trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Đặc điểm này thể hiện bản chất của hành vi vi phạm và đây cũng là căn cứ pháp lý để xác định hành vi cạnh tranh trên thị trường có lành mạnh hay không. Có thể thấy hành vi CTKLM diễn ra với nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế với nhiều hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng, tinh vi, gây khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó việc xác định một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh tương đối phức tạp và cần phải dựa trên hai căn cứ chính. Một là, căn cứ vào luật định là những tiêu chuẩn đã được lượng hóa bằng pháp luật, khi hành vi cạnh tranh đi trái với quy định của pháp luật sẽ bị coi là không lành mạnh. Hai là, căn cứ vào tập quán kinh doanh thông thường, tập quán này đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống của thị trường.

- Thứ ba: đặc điểm về hậu quả của hành vi, theo đó hành vi CTKLM gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với đặc điểm này, hậu quả của hành vi giúp phân biệt dưới dạng lý thuyết hành vi CTKLM với các hành vi khác.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 34 - 35)