KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 50 - 52)

1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.2.2.2KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH

Với hình thức này, người tiêu dùng sẽ được khuyến khích mua càng nhiều càng tốt. Có nhiều hình thức khuyến mại như mua một tặng một, giảm giá 50-70%, mua sản phẩm này tặng sản phẩm khác...

Bên cạnh việc bán hàng giá thấp, các hãng nước ngoài lạm dụng thế mạnh tài chính của mình đang thi nhau tiến hành các chiến dịch khuyến mại với quy mô và giá trị ngày càng lớn, bỏ lại phía sau đường đua là các doanh nghiệp Việt Nam đang lắc đầu chịu thua và mệt nhoài vì trượt dốc. Đầu tiên phải kể đến các cuộc chạy đua khuyến mãi của các hãng điện tử khổng lồ như SONY, JVC, TOSHIBA (Nhật Bản); SAMSUNG, LG, DAEWOO (Hàn Quốc)... Các hãng này có cả một chiến lược cạnh tranh bằng thưởng hiện vật khi mua hàng của họ. Mùa hè năm 2005, Sony đã dành hẳn 3 tỷ đồng cho kế hoạch quảng cáo, với các hình thức như cào

trúng thưởng ngay chuyến du lịch trị giá 3 triệu đồng. Hay khách hàng mua tivi 21 inch nhãn hiệu Toshiba sẽ được tặng kèm quạt Asia E300. Hoặc mua tivi 29 inch JVC được tặng phiếu mua hàng trị giá 250 nghìn đồng. Còn hãng Sharp thì tặng lò nướng hay bàn ủi Akira cho khách khi mua tủ lạnh hay máy giặt nhãn hiệu này.Với kiểu khuyến mại này, các hãng điện tử Việt Nam bị dẹp sang một bên, nhiều nhà

máy lắp ráp ti vi đã phải giảm từ 50  70% công suất, thậm chí phải đóng cửa như

điện tử Giảng Võ, bán dẫn Sao Mai (Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng), Viettronics Đống Đa... Một số cơ sở khác thì tìm "đường sống" bằng cách liên doanh với nước ngoài như Viettronics Tân Bình hay HANEL... nhưng tương lai cũng không mấy sáng sủa hơn. Cứ theo đà này thì liệu việc xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam thành một ngành kinh tế mũi nhọn có trở thành hiện thực?

Thi trường nước giải khát Việt Nam có những thời kỳ điêu đứng khi các công ty nước giải khát nước ngoài đưa ra hàng loạt các chiêu khuyến mại “Uống bia Tiger có cơ hội trúng một trong năm chuyến du lịch Thái Lan hay trúng 1 trong 10 chiếc tivi Samsung 21” song khách hàng thì đợi mãi mà chẳng thấy thông tin về người trúng thưởng. Đợt khuyến mại ngoài sức tưởng tượng của Coca-Cola “tặng thêm 50% nhưng giá không đổi” cho dù Coca-Cola chấp nhân chịu lỗ. Rồi tiếp đó người tiêu dùng Việt Nam ra sức uống Coca-Cola để “biến trọng lượng thành vàng” thậm trí chẳng hề có một chút phản ứng gì khi Coca-Cola tăng giá. Có thể coi đây là sự thành công của hãng Coca-Cola hay nói theo cách khác đó sự thất bại trong việc đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam.

Chương trình quảng cáo của nhãn hiệu nước tương Tam thái tử “đổi chai nước tương dở của bất kỳ nhãn hiệu nào khác lấy chai nước tương Tam thái tử chất lượng cao”. Khoản 4, Điều, 46 LCT 2004 có qui định rõ ràng cấm doanh nghiệp tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng khác đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình. Rõ ràng hãng nước tương mày đã vi phạm nghiêm trọng LCT.

Những năm gần đây sảy ra rất nhiều cuộc chạy đua khuyến mại của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm lôi kéo giành giật khách hàng về phía mình.

Tháng 9/2009 Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Viettel đã tung ra một đợi khuyến mại "lớn" và "kỳ lạ" nhất từ trước đến nay, tưởng chừng không ai có thể cạnh tranh nổi nữa với những điểm như “miễn phí cuộc gọi đầu, miễn phí 100%, nhân đôi tài khoản...” đã làm cho thị trường di động Việt Nam vốn đã "nóng" lại càng "rất nóng".

Cần phải nhìn nhận một cách khách quan là trong một số trường hợp, sản phẩm được khuyến mại đó có chất lượng kém hơn so với sản phẩm ban đầu hoặc giá trị sản phẩm đó được phóng đại quá mức. Hoặc doanh nghiệp tự tăng giá sản phẩm lên sau đó đưa chiêu khuyến mại giảm giá 50-70%... Thực chất khách hàng không được lợi gì cả thậm trí phải bỏ tiền ra mua thêm một sản phẩm nào đó bởi mặt hàng "miễn phí" không phải là một thứ cho không và chất lượng mặt hàng "miễn phí" này xem ra còn nhiều vấn đề phải bàn.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 50 - 52)