-CHI PHÍ NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 94 - 96)

2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH

3.2.3.3-CHI PHÍ NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI

Các chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại thường bao gồm: Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho bãi đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHCN; chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm quyền và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.

Nhìn chung có thể phân chia các chi phí trên thành: Chi phí ngăn chặn và hạn chế thiệt hại, chi phí tố tụng, chi phí để khắc phục thiệt hại.

a) Chi phí ngăn chặn và hạn chế thiệt hại

Đối với các hành vi CTKLM liên quan đến SHCN, các chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí để thuê dịch vụ giám định được xếp vào chi phí ngăn chặn và hạn chế thiệt hại.

Nhìn chung bất cứ chi phí nào thực tế phát sinh trong quá trình tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế, ngăn chặn hành vi xâm phạm và thiệt hại sảy ra đều có thể được xem xét bồi thường trong quan hệ nhân quả với hành vi xâm phạm. Bên cạnh tính thực tế thiệt hại thì tính hợp lý là một nhân tố quan trong để giới hạn mức bồi thường giúp người bị hại được bồi thương một cách thoả đáng và người vi phạm chấp nhận và phải bồi thường ở mức độ hợp lý.

Thực tế cho thấy mọi mất mát của người bị hại khó có thể được xác định và bồi thường một cách triệt để. Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn và hạn chế hậu quả từ hành vi CTKLM gây ra, chủ thể bị vi phạm có thể đã tiến hành cùng một lúc nhiều biện pháp khác nhau và đồng thời chịu những chi phí phát sinh liên quan. Trong những chi phí mà chủ thể bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại,

có những chi chí mà chủ thể bị hại có thể chứng minh ngay được bằng những hoá đơn chứng từ nhưng có những chi phí mà chủ thể bị vi phạm không thể chứng minh được bằng hoá đơn chứng từ. Thông thường chỉ những chi phí được cho là cần thiết và được xuất trình hoá đơn, chứng từ hợp pháp mới được xem xét để bồi thường. Tính hợp lý của chi phí sẽ được cân nhắc trong từng hoàn cảnh cụ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, khả năng của đương sự.

Để có thể xác định chi phí nào là chi phí cần thiết và hợp pháp đòi hỏi phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn và quy đình một cách chi tiết. Bên cạnh đó sự hiểu biết và tính công minh và đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán phải được đặt lên trên hết để có thể đánh giá một cách hiệu quả và công minh tránh gây thiệt hại và tổn thất cho cả người vi phạm và người bị vi phạm.

b) Chi phí tố tụng

Chi phí tố tụng là những chi phí phát sinh trong suốt quá trình đương sự tham gia tố tụng và tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của Luật tố tụng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chi phí tố tụng có thể bao gồm: Chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời và chi phí giám định

Các chi phí thông thường đễ dàng được chấp nhận xác định để bồi thường những thiệt hại phát sinh bởi thực tế và cần thiết của nó đã được Toà án xem xét trong quá trình đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay quyết định trưng cầu giám định thì chi phí đó cũng chỉ được xem xét bồi thường trên cơ sở tính cần thiết, tính thực tế và sự hợp lý.

c) Chi phí để khắc phục thiệt hại

Nhằm khôi phục uy tín của người bị vi phạm thì phải hiệu đính những quảng cáo bị vi phạm và những quảng cáo gây nhầm lẫn nếu có. Người có hành vi vi phạm quyền SHCN có thể bị Toà án yêu cầu thực hiện một chiến dịch quảng cáo nhằm khắc phục sự nhầm lẫn hoặc lừa dối khách hàng do hành vi phạm CTKLM gây ra hoặc phải bồi thường các chi phí quảng cáo thực tế hoặc dự tính chi phí nhằm khắc phục thiệt hại cho chủ thể bị hại.

Do đó việc xác định các chi phí cho các hoạt động này trước hết cần đảm bảo các mục tiêu trên, sau vẫn phải đảm bảo tính chất hợp lý của nó.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 94 - 96)