1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
2.1.3. 1 CÁC LOẠI HÀNHVI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH
Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 điều chỉnh hầu như toàn điện các hành vi CTKLM. Điều 39, LCT 2004 qui định 10 loại CTKLM như sau:
a) Chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn
"Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhẵn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhẵn hàng hoá..." và "sử dụng chỉ dẫn thương mại là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập hẩu
quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ
quyền chống cạnh tranh liên quan đến SHCN)
Trong thương mại, những chỉ dẫn thương mại rõ ràng, mạch lạc, đáng tin cậy sẽ tác động tới quyết định mua sắm đúng đắn của khách hàng. Ngược lại những chỉ dẫn thương mại sai sẽ dẫn đến những nhận thức sai lệch của khách hàng về hàng hoá và dịch vụ. Theo Điều, 40 LCT 2004 qui định "Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh" và "Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại Khoản 1 Điều này"
Có thể nói Điều 40 của LCT 2004 là một điều luật mở vì điều luật không liệt kê hết được tất cả các loại chỉ dẫn gây nhầm lần mà còn bao gồm "các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ" để cho phép mở rộng chỉ dẫn trong trường hợp phát sinh thêm những loại chỉ dẫn mới không được liệt kê chi tiết trong luật này và đồng thời trong quá trình thực thi có thể kết hợp Luật và một số văn bản pháp luật khác.
b) Xâm phạm bí mật kinh doanh
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những thông tin cần được lưu giữ bảo mật như danh khách khách hàng, bản thiết kê, bảng giá sản phẩm... và những thông tin này được gọi là bí mật kinh doanh.
Khoản 10, Điều 3, LCT 2004 có qui định "Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: a) Không phải là hiểu biết thông thường; b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được."
Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, Điều 41, LCT 2004 đưa ra các quy định cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi như tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh; tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hay vi phạm hợp đồng bảo mật
Có thể thấy rằng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được quy định trong LCT 2004 như là một hành vi CTKLM với các chế tài xử lý hành chính. Trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) bảo hộ bí mật kinh doanh dưới góc độ là một đối tượng độc lập của quyền SHTT, xử lý vi phạm theo chế tài dân sự, đặc biệt là quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (BTTH) như hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ quy định.
c) Ép buộc trong kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, mọi khách hàng đều được tự do định đoạt trong môi trường chào hàng cạnh tranh. Một doanh nghiệp có hành vi dồn khách hàng vào thế bắt buộc phải mua hoặc không được phép mua hàng hoá hoặc dịch vụ mà không có sự lựa chọn nào khác hoặc có hành vi ép buộc hoặc đe doạ đối thủ cạnh tranh bắt họ không được giao dịch hoặc ép buộc họ ngừng giao dịch với đối thủ cạnh tranh thì được coi là CTKLM và hành vi này bị pháp luật ngăn cấm.
Theo điều 42, LCT 2004 quy định "Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó."
Theo như quy định của Điều này, pháp luật chỉ cấm những hành vi “đe dọa hoặc cưỡng ép” đối với khách hàng hay đối tác kinh doanh của doanh ghiệp khác. Quy định trên còn khá chung chung, chưa quy định được rõ ràng các hành vi cưỡng ép, đe dọa cũng như chưa bao quát được hết các trường hợp sảy ra trong thực tiễn.
d) Gièm pha doanh nghiệp khác
Việc đưa thông tin sai lệch gây hậu quả rất lớn cho tổ chức cá nhân cũng như đối với doanh nghiệp. Pháp luật không chỉ có những quy định bảo vệ nhân phẩm, danh dự, cho mọi cá nhân mà còn bảo vệ uy tín, danh dự của các tổ chức, đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Mọi hành vi dù trực tiếp hay gián tiếp gây ảnh hưởng đến uy tín đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được cho là hành vi gièm pha doanh nghiệp khác
nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó."
Pháp luật cạnh tranh chỉ cấm và tác động đến những hành vi gièm pha, bôi nhọ doanh nghiệp khác khi hành vi đó được thực hiện bởi đối thủ cạnh tranh. Việc doanh nghiệp sử dụng báo trí như là một công cụ để thể hiện hành vi bôi nhọ, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh là một ví dụ diển hình về hành vi CTKLM. Ngoài ra hành vi gièm pha doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường hàng hoá dịch vụ và thường liên quan đến các vấn đề như năng lực kinh tế - tài chính, lực lượng lao động hoặc người quản lý, diều hành doanh nghiệp...
Có thể thấy, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được quy định trong luật cạnh tranh Việt Nam là khá rõ ràng nhưng trong thực tế để hiểu được như thế nào là "gièm pha" thì rất khó vì đây chỉ là một vấn đề mang tính chất định tính, khó có thể hiểu được chính xác và áp dụng trong thực tế.
e) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Các hành vi dù trực tiếp hay gián tiếp làm cản trở hay gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là hành vi gây rối loạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 44, LCT 2004 quy định "Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó."
Cũng như các loại hành vi được kể ra trên đây, hành vi gây nhiếu hệ thống thông tin liên lạc, làm trục trặc hệ thống điện nước, làm ô nhiễm môi trường, lắp đặt các chướng ngại vật... tại địa điểm đối thủ kinh doanh của đối thủ cạnh tranh đều có thể trở thành hành vi CTKLM ở dạng biểu hiện này.
f) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Quảng cáo đưa thông tin sai lệch về dữ liệu của của hàng hoá và phương thức điều kiện thương mại và một trong những hành vi CTKLM mang tính phổ biến nhất. Hiện nay ở Việt Nam hành vi này diễn ra khá mạnh dưới nhiều hình thức góc
độ khác nhau.
Doanh nghiệp có quyền quảng cáo để giới thiệu, khuếch trương về hàng hóa hay dịch vụ của mình. Với bản chất là quá trình thông tin có ý nghĩa lớn trong định hướng hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng, quảng cáo là phương pháp quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình, cạnh tranh giành thị phần trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này ở mức độ tối đa, một số doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi quảng cáo không trung thực như so sánh hàng hoá dịch vụ của mình với hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp khác, sử dụng những sản phẩm quảng cáo hoặc những thông tin có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng... Những hành vi quảng cáo như vậy đều được cho là lành vi CTKLM.
Điều 45, LCT 2004 quy định cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo nhằm CTKLM. Có thể nhận thấy rằng điều khoản này là tương đối rõ ràng nhưng riêng với Khoản 3 (Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây) có sự trùng lặp với điều 40 - Chỉ dẫn nhầm lẫn. Thêm vào đó Khoản 4 (Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm) còn chưa liệt kê được rõ ràng là các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm là các hoạt động nào.
g) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Có thể nói khuyến mại được coi là những biện pháp nhằm thực hiện những sản phẩm hoặc dịch vụ không mất tiền trên cơ sở khách hàng mua bán những sản phẩm và dịch vụ chính.
Luật thương mại Việt Nam quy định "Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách giành cho khách hàng những lợi ích nhất định"
Lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ đợt khuyến mại đó có thể là quà tặng, hàng mẫu dùng thử, giảm giá, bốc thăm trúng thưởng... Do bị tác động từ những lợi ích đó nhiều khi khách hàng không quan tâm đến hàng hoá của doanh nghiệp khác thậm trí không quan tâm đến cả chất lượng sản phẩm. Đây chính là hành vi CTKLM.
Thực tế trên thị trường Việt Nam cho thấy, một số lượng không nhỏ khách hàng cho rằng khuyến mại là sự “ưu đãi” của doanh nghiệp đối với khách hàng và đó cũng là một trong những sự ưu việt của nền kinh tế thị trường. Song ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khuyến mại có thể được cho là hành vi CTKLM và qua đó bị pháp luật cấm.
Điều 46, LCT 2004 có quy định cụ thể 5 loại hành vi khuyến mại bị cấm. Khuyến mại diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Khi pháp luật đứng ra chống lại một số dạng khuyến mại trước hết bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng, sau là bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nơi mà không có đủ tiềm lực và kinh tế để thực hiện các hành vi đó.
Khuyến mại cũng tạo cho khách hàng tâm lý lệ thuộc vào thương gia khuyến mại. Họ bị lợi dụng tâm lý tham lam, hám lợi nên ít có cơ hội để tham gia vào hàng hoá của đối thủ cạnh tranh khác. Rút cục là khi thói quen mua hàng có khuyến mại trở thành phản xạ có điều kiện, khách hàng không còn quan tâm đến chất lượng của sản phẩm nữa và hậu quả là chính khách hàng là người bị lợi dụng đầu tiên. Tính không lành mạnh và tác hại của việc khuyến mại thể hiện ở điều đó.
h) Phân biệt đối xử của hiệp hội
Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội hành nghề được thành lập dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có chung lợi ích, nơi mà cung cấp các thông tin đã được xử lý về các lĩnh vực trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội cũng là nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, nơi tập trung các nguyện vọng để phản ánh lên chính phủ...Với vai trò này, doanh nghiệp có thể tạo nên tình trạng CTKLM giữa các doanh nghiệp thông qua các hành vi như từ chối gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội của các doanh nghiệp có đủ điều kiện mà ở đó việc từ chối mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó gặp trở ngại trong quá trình cạnh tranh, hạn chế các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành viên.
Theo Điều 47, LCT 2004 quy định
"Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh;
2. Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên."
Chúng ta cần phải phân biệt rõ khái niệm "phân biệt đối xử của hiệp hội" với hành vi "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cản trở cạnh tranh". Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội có chủ thể là các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội hành nghề tiến hành các biện pháp hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp thành viên hoặc ngăn cản sự gia nhập hoặc rút lui của các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Trong khi đó, hành vi phân biệt đối xử được xếp vào nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được được tiến hành bởi "người" có vị trí thống lĩnh thị trường, dùng quyền lực kinh tế của mình mà phân biệt đối xử, cột chặt những đối tác trung thành lệ thuộc vào mình và tẩy chay những đối tác khác. [8]
i) Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp là một trong những phương thức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp với sự tham gia của nhiều người ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Điều 48, LCT 2004 quy định “cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp...”
Ở Việt Nam, hoạt động bán hàng đa cấp không bị cấm mà chỉ thuộc diện bị kiểm soát nhằm chống hiện tượng bán hàng đa cấp bất chính. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế gới, việc phân biệt giữa bán hàng đa cấp thông thường và bán hàng đa cấp bất chính chủ yếu dựa vào những điểm chính như: việc thực hiện nghĩa vụ đặt cọc, nguồn gốc tiền thưởng, có giao lại hàng hoá đã giao cho người tham gia bán hàng đa cấp hay không...
trong các văn bản pháp luật khác
Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 quy định tương đối chi tiết về các hành vi CTKLM. Bên cạnh đó các văn bản pháp luật khác như Luật chuyển giao công nghệ, Luật SHTT, BLDS, LTM, Bộ luật hình sự (BLHS), pháp lệnh giá, các nghị định, thông tư của Chính phủ... cũng có các quy định về các hành vi CTKLM. Song khi có tranh chấp sảy ra thì LCT 2004 vẫn là văn bản pháp luật được ưu tiên áp dụng.
a) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ
Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN và chuyển giao công nghệ đã phát triển có hệ thống và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như Luật SHTT năm 2005, Luật chuyển giao công nghệ năm 2006, LTM năm 2005, BLDS năm 2005 và các nghị định của Chính phủ.
Điều 130, Luật SHTT năm 2005 quy định về các hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN.
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi CTKLM:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện