DÈM PHA, BÔI NHỌ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 59 - 60)

1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.2.2.5DÈM PHA, BÔI NHỌ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Hành vi dèm pha, bôi nhỏ đối thủ cạnh tranh được thực hiện bằng việc tung ra các tin tức không có thật nhằm làm giảm uy tín của các đối thủ cạnh tranh. Nhiều đối thủ đã sử dụng “độc chiêu” này để gạ gục đối thủ cạnh tranh, thành công cũng có, thất bại cũng có. Song dù kết quả thế nào thì đối thủ cũng bị một phen chao đảo.

Trường hợp bồn nước của Công ty Toàn Mỹ có thời kỳ bị một phen chao đảo tưởng chừng không thể vượt qua vì đối thủ phát tán các tờ rơi khuyến cáo người sử dụng không nên sử dụng loại bồn này vì có chất gây ung thư.

Hay trường hợp nước tương “đen” được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông bởi một trong những công ty nước tương sạch thì lòng tin của người tiêu dùng về sản cũng mất đi. Người tiêu dùng đồng loạt tẩy chay sản phẩm nước tương, kể cả những sản phẩm nước tương không bị liệt vào danh sách đen. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước chấm truyền thống này khốn đốn vì sai lầm của mình. Tuy nhiên họ càng khốn đốn hơn khi họ được “bồi” thêm trò chơi xấu của đối thủ.

Chuyện các nhân viên bán hàng hoặc tiếp thị nói xấu sản phẩm khác để lấy lòng khách hàng khi đi chào hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cũng bị xem là hình thức CTKLM. Kiểu nói xấu này khá phổ biến đến mức nó trở thành công cụ kinh doanh của các nhân viên kinh doanh và tiếp thị. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nói xấu kiểu này như con dao hai lưỡi. Nói xấu đối thủ đôi khi còn làm cho người mua nghĩ rằng doanh nghiệp sợ cạnh tranh với đối thủ nên mới sử dụng chiêu nói xấu.

Cạnh tranh bằng việc nói xấu gièm pha đối thủ cạnh tranh là một hình thức CTKLM diễn ra khá phổ biến trên thị trường cạnh tranh vốn phức tạp hiện nay và gây tổn haị về uy tín không ít cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tuy nhiên các nhà tư vấn luật cho rằng rất khó kiện các công ty cạnh tranh theo kiểu này bởi tìm ra chứng cứ gây tổn hại đến kinh doanh của công ty bị nói xấu không hề dễ dàng vì nguyên nhân làm giảm doanh số bán hàng không phải chỉ duy nhất do việc bị đối thủ nói xấu. Ngoài ra việc khiếu kiện rất mất thời gian và nhiều công sức do đó các công ty rất ngại theo đuổi các vụ kiện này.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 59 - 60)