6 ÉP BUỘC KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 60 - 62)

1. 3 PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.2.2. 6 ÉP BUỘC KHÁCH HÀNG

Đây là hành vi CTKLM mà doanh nghiệp có hành vi dồn khách hàng vào tình thế mà bắt buộc phải mua hoặc không được phép mua hàng hoá mà không có

cách lựa chọn nào khác. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Xin được đơn cử một vài trường hợp tiêu biểu sau:

Tháng 6/2009 vừa qua, rất nhiều người sử dụng mạng Sphone cảm thấy rất phiền toái vì cách “khuyến mãi” để ép buộc khách hàng dùng thử dịch vụ GTGT của mạng này. Những thuê bao hoạt động hai chiều của Sphone hầu như nhận được tin nhắn “bạn có 7 ngày dùng thử dịch vụ CLR” hay “bạn có 7 ngày dùng miễn phí dịch vụ CK” trong khi khách hàng không hề có nhu cầu này. Nếu muốn hủy dịch vụ phải tin nhắn huỷ và mất 300đ/tin. Khi khách hàng soạn tin nhắn huỷ thì ngay sáng hôm sau dịch vụ lại được kích hoạt. Vậy một câu hỏi đặt ra là mỗi khách hàng chỉ mất 600đ/2 tin huỷ dịch vụ, số tiền chẳng là bao nhưng trong số vài triệu khách hàng của Sphone thì số tiền đấy Sphone thu về là tương đối lớn. Còn trong trường hợp khách hàng không huỷ bỏ thì sau 7 ngày "ép" dùng thử thì mỗi ngày Sphone lại kiếm được vài trăm đồng/thuê bao - tuy là con số nhỏ nhưng với số lượng thuê bao hiện tại của Sphone thì cũng không nhỏ! [37]. Sphone đẩy khách hàng vào tình thế "sự đã rồi" và không có cách giải quyết nào khác. Việc này Sphone đã xâm phạm một cách nghiêm trọng tới quyền lợi khách hàng thể hiện sự thiếu tôn trọng với khách hàng của mình.

Cũng theo báo lao động số 130 ra ngày 10/06/2008 phản ánh vụ việc công ty liên doanh MSC Việt Nam ép buộc khách hàng thanh toán bằng tiền USD. Theo đó MSC tự tiện quy định "Cước vận tải biển và cá phụ phí, cũng như chi phí chiếm dụng/lưu container phải được thanh toán bằng đồng Đôla Mỹ, không có ngoại lệ" và "trường hợp khách hàng chỉ trả bằng tiền mặt tại quầy đề nghị liên hệ để thoả thuận mức tỷ giá phù hợp trước khi thanh toán" và "không chịu trách nhiệm nếu xảy ra chậm trễ trong việc giao hàng" nếu như khách hàng không thanh toán bằng USD đúng như hướng dẫn trên.

MSC đã lợi dụng điểm yếu của khách hàng là hàng đã về cảng nên bắt buộc phải thanh toán và làm các thủ tục để nhận hàng nhanh nhất, nên đã đơn phương đưa ra các "quy định" ép buộc khách hàng phải thực hiện mà không có cách lựa

chọn nào khác. Việc làm này không chỉ sảy ra tại MSC mà tại nhiều hãng tàu vận tải biển khác. Đây rõ ràng là những quy định không phù hợp, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối của nước ta.

Một trường hợp ép buộc khách hàng khác được cho là rất “lạ” của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tập đoàn điện lực Việt Nam đã ra công văn yêu cầu tất cả các nhân viên của mình đang sử dụng các dịch vụ viễn thông của các đơn vị khác phải chuyển sang sử dụng dịch vụ viễn thông của Tập đoàn này và đây là cơ sở xem xét, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng trong công tác cán bộ. Nếu không sử dụng dịch vụ viễn thông đó thì nhân viên đó bị đánh giá là “thiếu tinh thần trách nhiệm”.

Hiện tượng ép buộc khách hàng như Sphone, MSC hay Tập đoàn điện lực Việt Nam như trên chỉ là những ví dụ điển hình trong rất nhiều trường hợp ép buộc khách hàng sảy ra trên thị trường hiện nay làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi khách hàng, gây tổn hại đến các doanh nghiệp khác và làm lũng đoạn thị trường cạnh tranh vốn non trẻ của nước ta.

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)