3 VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNHVI CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 90 - 92)

2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH

3.2. 3 VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNHVI CẠNH TRANH

gây ra

Vấn đề về BTTH do hành vi CTKLM gây ra không được đề cập trong LCT 2004, mặc dù tại Điều 6 NĐ 120/2005/NĐ-CP chỉ dẫn chiếu đến BLDS. Theo quy định của pháp luật dân sự, vấn đề BTTH đối với hành vi CTKLM sẽ được áp dụng theo các quy định về BTTH ngoài hợp đồng quy định trong BLDS năm 2005.

Thường thì các chế tài trong BLDS thường nhẹ hơn các luật chuyên nghành khác. Do đó tính chất răn đe các hành vi CTKLM sẽ kém hiệu quả nếu vẫn chưa có một văn bản dưới luật nào quy định cụ thể về chế định BTTH trong lĩnh vực chống CTKLM.

Mục đích của chế định CTKLM chủ yếu nhằm bù đắp thiệt hại cho bên bị vi phạm bởi các hành vi cạnh tranh đi ngược lại với những tập quán thương mại lành mạnh gây ra. Các yếu tố của trách nhiệm cấu thành BTTH này bắt nguồn từ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng: hành vi CTKLM, lỗi, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hànhvi CTKLM và thiệt hại xảy ra.

Điều 604 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc, căn cứ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Thiệt hại trong CTKLM cũng giống như trong BLDS tức là cũng có thể quy ra vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại về mặt tinh thần. Thiệt hại đó phải trực tiếp và đã sảy ra trên thực tế, không thể là thiệt hại ở dạng khả năng xảy ra.

Theo quan điểm truyền thống trong việc xác định thiệt hại do các hành vi CTKLM gây ra thì thiệt hại được thể hiện thông qua việc mất đi một lượng khách hàng thường xuyên hoặc mất một số hợp đồng. Chứng cứ được thể hiện qua việc kinh doanh bị giảm sút.

BLDS 2005 chỉ đề cập đến một số trường hợp được bồi thường như sau: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Như vậy theo BLDS 2005, thực tiễn xử lý các chanh chấp về hành vi CTKLM sẽ chưa thể có được một căn cứ pháp lý cụ thể làm cơ sở cho việc xác định thiệt hại.

Theo pháp Luật chống CTKLM của Việt Nam hiện nay thì chưa có các căn cứ BTTH. Do đó việc giải quyết mức BTTH tại Toà án sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay để xác định mức BTTH, chúng ta vẫn áp dụng cách tính chung giống như BTTH với tài sản hữu hình. Thẩm phán sẽ chịu trách nhiệm đánh giá tính chất và

mức độ thiệt hại. Đây là công việc khá phức tạp bởi nguyên đơn (bên bị hại) phải đưa ra chứng cứ về tác động của hành vi CTKLM đến biên độ giảm doanh thu, mức độ suy yếu năng lực cạnh tranh và những yếu tố thu hút khách hàng. Trong nhiều trường hợp, thẩm phán còn phải đánh giá mối tương quan giữa thiệt hại và những điều lợi thu được (theo nguyên tắc tỷ lệ).

Có một số cách xác định thiệt hại chính sau:

Một phần của tài liệu Cạnh tranh không lành mạnh thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)