2. 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH
3.2.5. 3 PHÁT HUY VAI TRÒ THƢƠNG LƢỢNG VÀ HOÀ GIẢ
Thương lượng và hoà giải có một ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp đặc biệt làn tranh chấp liên quan đến CTKLM. Thương lượng và hoà giải giúp giảm bớt thời gian, tiền của, công sức của người tham giam tố tụng, người bị tố tụng và các cơ quan chức năng đứng ra giải quyết tranh chấp. Điều đó giúp giảm thiểu các thủ tục hành chính đôi khi là không cần thiết song nó vẫn phát huy được tính chất cảnh cáo và răn đe của pháp luật. Xu hướng chung của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật thế giới là ngày càng phát huy cao vài trò của thương lượng và hoà giải trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hành vi CTKLM. Và để thương lượng và hoà giải phát huy được vai trò tích cực của nó cần lưu ý các vấn đề sau:
- Pháp luật cần có những quy định cụ thể cho sự thương lượng và hoà giải như các quy tắc về hoà giải, các tổ chức hòa giải, bộ máy hoà giải, người đứng ra hoà giải để tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành các thiết chế có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án. Nhà nước cũng khuyến khích các nhà kinh
doanh nên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hoà giải. Để tạo điều kiện cho việc thương lượng và hoà giải được dễ dàng và thuận tiện cần xây dựng quy trình hoà giải và có hướng dẫn chi tiết thủ tục hoà giải.
- Tăng cường sự hỗ trợ của Toà án cho việc thương lượng và hoà giải của các bên. Sự hỗ trợ này có thể bằng nhiều con đường:
Một là Toà án từ chối không thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp phát
sinh từ những quan hệ mà pháp luật quy định hoặc các bên đã thoả thuận việc giải quyết tranh chấp trước hết phải thông qua con đường thương lượng, hoà giải mà các bên chấp nhận trong việc giải quyết thủ tục này.
Hai là Toà án không tính khoảng thời gian mà các bên tranh chấp đã sử dụng
vào việc thương lượng, hoà giải vào thời hiệu khiếu kiện. Có như thế các bên tranh chấp mới yên tâm tiến hành thương lượng, hoà giải, và nếu thương lượng hoà giải không mang lại kết quả thì các bên tranh chấp không bị mất quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền do hết thời hiệu.
Ba là Toà án có thể xem xét công nhận hoặc không công nhận phương án hoà giải mà các bên tranh chấp đã đạt được theo yêu cầu của một hoặc nhiều bên tham gia thương lượng, hoà giải.
Hạn chế lớn nhất của thương lượng hoà giải là phương án hoà giải không có hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với các bên. Điều này tạo điều kiện cho bên tranh chấp không có thiện chí lợi dụng việc thương lượng hoà giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Họ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, ký vào biên bản hoà giải và sẵn sàng không thực hiện phương án hoà giải đã đạt được. Hiện nay Toà án chỉ xem xét và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên đương sự chỉ đối với những vụ án do Toà án thụ lý giải quyết. Nếu có cơ chế để Toà án xem xét và công nhận cả những phương án ngoài thủ tục tố tụng sẽ có nhiều lợi thế. Một mặt phương án hoà giải mà các bên đạt được khi Toà án công nhận sẽ có hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với một bên như một bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý của Toà án và thương lượng hoà giải thực sự trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hữu
hiệu. Mặt khác thông qua việc công nhận phương án hoà giải, Toà án kịp thời phát hiện ra và có biện pháp xử lý những hành vi vi phạm CTKLM gây ra.
- Để tăng cường năng lực hoà giải cho những người tham gia hoà giải như thẩm phán, trọng tài viên, luật sư, hoà giải viên, hội thẩm nhân dân và cả các nhà kinh doanh cần bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và cả pháp luật về CTKLM cho những người tham gia hoà giải.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là hoạt động thực tiễn của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh vừa là quy luật khách quan, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khác vừa là hoạt động chủ quan của chủ thể sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của nền kinh tế, song ở phương diện khác thì cạnh tranh lại gây ra nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội mà pháp luật, với tư cách là công cụ hữu hiệu của nhà nước phải được sử dụng để điều chỉnh kịp thời những sai lệch đó.
Sự ra đời của LCT 2004 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống các văn bản pháp luật cho nền kinh tế thị trường nước ta, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng. Là một bộ phận của pháp luật cạnh tranh, pháp luật chống CTKLM nhằm vào các hành vi CTKLM trên thị trường để bảo vệ lợi ích của chủ thể sản xuất kinh doanh tham gia cạnh tranh, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển và hội nhập song cũng gặp phải không ít những khó khăn thách thức. Theo đó những hành vi CTKLM cũng gia tăng trên mọi phương diện của nền kinh tế. Do vậy pháp luật chống CTKLM cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp nhu cầu hội nhập. Hơn nữa pháp luật chống CTKLM không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà nó còn có tính quốc tế và ngày càng được sự quan tâm đặc biệt của pháp luật quốc tế.
Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng CTKLM diễn ra phức tạp trên thị truờng Việt Nam những năm qua, Luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất xử lý hành vi CTKLM góp phần tích cực điều chỉnh các hành vi CTKLM đã và đang diễn ra phức tạp trên thị trường, kịp thời bảo vệ lợi ích người tham gia cạnh tranh và lợi ích người tiêu dùng. Đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của luận văn. Do khuôn khổ có hạn của đề tài một luận văn tốt nghiệp, luận văn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và độc giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, tạp chí
1. Bùi Ngọc Cường (2001), Một số vấn đề tự do kinh doanh trong PLKT hiện
hành ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đại học Luật Hà Nội (2006), “Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh vào cuộc sống”, Tạp chí Luật học, số 6/2006.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống CTKLM ở
Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu
Âu, Nxb tư pháp, Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Kháng (2008), Bàn về chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề
độc lập của hoạt động xét xử, Tạp trí Nhà nước và pháp luật, số 10/2008.
7. Phạm Duy Nghĩa (2002), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Tăng Văn Nghĩa (2005), Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh Việt
10. Tăng Văn Nghĩa (2007), Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu
quả Luật cạnh tranh trong thực tiễn, Đề tài NCKH cấp bộ (GDĐT), Hà Nội.
11. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb giáo dục Việt nam.
12. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về
cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Như Phát (2005), Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Viện
nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
14. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển tiếng Việt, Hà Nội
15. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp,
Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Steven Presman (2003), 50 nhà kinh tế tiêu biểu, NXb Lao động Hà Nội.
17. Lê Anh Tuấn (2008), Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt
Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Viện nghiên cứu nhà Nước và Pháp luật (2001), Cạnh tranh và xây dựng
Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh
tranh tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Và một số trang Web 20. http://forum.ctu.edu.vn/viewtopic.php?p=104782&sid=649d7e0cf60168c8431 7c5fd73007524 21. http://nguoidaibieu.com.vn/pPrint.aspx?itemid=90115 22. http://thitruongvietnam.com.vn/gpmaster.gp-media.thi-truong-viet- nam.gplist.21.gpopen.3523.gpside.1.hang-nhai-phat-len-nho-suy-thoai-kinh- te.asmx 23. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/11/3590 24. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/03/24/2514-2/ 25. http://tim.vietbao.vn/chi_ph%C3%AD_qu%E1%BA%A3ng_c%C3%A1o/
26. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hang-nhai-hang-gia-Kieu-nao-cung- co/30056386/157/ 27. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=409&idmid=4&ItemID=8718 28. http://www.nld.com.vn/20090608123647962P0C1014/de-phong-ban-hang- da-cap-bat-chinh.htm 29. http://www.qlct.gov.vn/Modules/CMS/Upload/Documents/Bantin/canhtranh_ No02.pdf 30. http://www.tinmoi.vn/Hang-gia-hang-nhai-chu-yeu-tap-trung-o-cac-thanh- pho-lon-1188444.html 31. http://www.tinmoi.vn/Canh-tranh-bang-ldquobomrdquo-may-tinh 1184946.html 32. http://www.tranhchaptenmien.vn/3-6-224-4-7-13-20080814.htm#2.Tranh
chấp liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa
33. http://www.trustvn.org.vn/NewsDetail.aspx?k=20&cate=50&tuto=132 34. http://www.usdoj.gov/ảt/public/commént/sec271/sbc/afdvt02.htm) 35. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB%9Bc_ch ung_v%E1%BB%81_thu%E1%BA%BF_quan_v%C3%A0_m%E1%BA%A Du_d%E1%BB%8Bch 36. http://www.vnulib.edu.vn/PublicFolder/Dichvu/cong%20uoc%20paris.pdf 37. http://xahoithongtin.com.vn/20096481525567p0c119/sfone-ep-buoc-khach- hang-dung-dich-vu-gtgt.htm
38. Mục 29, "Glossary of Industrial organization economic and competition law", http://www.oecd.org/dataoecd/8/61/2376087.pdf
39. The relatiónhip betwen competion, competitivness and development (TDB-
COM2, Intergovernmental Group of Experts on Competition law and Policy, 4th session. 3-5 July2002), April 2002, www.unctad.org
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 8
1.1 - KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH ... 8
1.1.1 - KHÁI NIỆM CẠNH TRANH ... 8
1.1.2 - CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH ... 10
1.1.3 - VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ... 14
1.2 - TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ... 15
1.2.1 - KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ... 15
1.2.2 - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ... 16
1.2.3 - VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ... 18
1.3 - PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH... 20
1.3.1 - KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 20
1.3.2 - CÁC QUAN NIỆM VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH .... 22
1.3.3 - NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 25
CHƢƠNG II: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ... 32
2.1- HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 32
2.1.1 - KHÁI NIỆM ... 32
2.1.2 - ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 33
2.1.3 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 34
2.1.3.1 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM NĂM 2004... 34
2.1.3.2 - CÁC LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
ĐƢỢC QUI ĐỊNH TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC ... 36
2.2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ... 45
2.2.1 - TỔNG QUAN ... 46
2.2.2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY ... 48
2.2.2.1 - BÁN GIÁ THẤP NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 48
2.2.2.2 - KHUYẾN MẠI NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 49
2.2.2.3 -QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 51
2.2.2.4 - CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ... 56
2.2.2.5 - DÈM PHA, BÔI NHỌ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ... 58
2.2.2.6 - ÉP BUỘC KHÁCH HÀNG ... 59
2.2.2.7 - GÂY RỐI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHÁC ... 61
2.2.2.8 BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH ... 62
2.2.3 - NHẬN XÉT ... 65
2.3 - THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT CHANH CHẤP CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ... 66
2.3.1 - THÔNG QUA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH ... 66
2.3.2 - THÔNG QUA TÒA ÁN ... 71
2.3.3 - ĐÁNH GIÁ ... 74
CHƢƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ... 68
3.1 - NHU CẦU XỬ LÝ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT
NAM ... 77
3.2 - ĐỀ XUẤT XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ... 78
3.2.1 - HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 79
3.2.2 - VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 83
3.2.3 - VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH GÂY RA ... 89
3.2.3.1 - THIỆT HẠI THỰC TẾ CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ... 91
3.2.3.2 - TỔN THẤT VỀ CƠ HỘI KINH DOANH CỦA NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI ... 92
3.2.3.3 - CHI PHÍ NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC THIỆT HẠI ... 93
2.2.3.4 - CHI PHÍ LUẬT SƢ... 95
3.2.3.5 - BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI TIÊU DÙNG ... 95
3.2.4 - SỬ DỤNG THỰC TIỄN TƢ PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 96
3.2.5 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHÁC ... 98
3.2.5.1 - NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ TỰ BẢO VỆ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGƢỜI TIÊU DÙNG ... 98
3.2.5.2 - XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ... 100
3.2.5.3 - PHÁT HUY VAI TRÒ THƢƠNG LƢỢNG VÀ HOÀ GIẢI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ... 101
KẾT LUẬN ... 103