Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 72 - 76)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

2.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại và hạn chế

* Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, chưa ổn định

Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề gặp nhiều khó khăn chưa ổn định một mặt do chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, số lượng chủng loại không phong phú chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; quá trình sản xuất, tiêu thụ còn mang tính tự phát chưa tính toán được một cách khoa học nhu cầu của thị trường. Mặt khác do phần lớn sản phẩm tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian nên giá sản phẩm cao khó tiêu thụ, trong khi đó thương lái mua sản phẩm của làng nghề với giá thấp. Ngoài ra Thành phố và Nhà nước chưa có những giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề nên việc khai thác tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài có nhiều khó khăn và thiếu ổn định.

Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh là phổ biến đối với các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề có thể áp dụng khoa học công nghệ mới, đưa máy móc thiết bị, máy móc hiện đại vào một số công đoạn sản xuất nhằm giảm bớt sự nặng nhọc cho người lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, như làng nghề may (Cổ Nhuế), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), rèn (Xuân Phương). Vấn đề không phải là do ngân hàng thiếu vốn mà là do các chính sách vay vốn chưa thật phù hợp, các thủ tục vay vốn còn nhiều phức tạp, lãi suất cao do vậy hàng năm vốn vay ngân hàng chỉ chiếm từ 14 - 18% tổng số vốn của làng nghề.

* Kỹ thuật công nghệ lạc hậu chậm được đổi mới

Kỹ thuật và công nghệ sản xuất sản phẩm còn lạc hậu. Phần lớn máy móc, thiết bị sử dụng trong các làng nghề của huyện Từ Liêm thuộc loại thô sơ, bán cơ khí với công nghệ lạc hậu,năng suất thấp, hàm lượng chất xám trong một đơn vị sản phẩm không cao, chất lượng sản phẩm thấp, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, khi nhu cầu về chất lượng sản phẩm, kiếu dáng công nghiệp, kỹ mỹ thụât càng cao thì người sản xuất trong các làng nghề bắt buộc phải tính đến việc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật. Một số làng nghề phát triển đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc như: Cổ Nhuế, Xuân Phương, Mễ Trì song do khả năng về vốn có hạn chỉ có thể mua máy móc cũ, lạc hậu, thô sơ, tự tạo hoặc do các cơ sở trong nước gia công lắp ráp nên năng suất chất lượng không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

* Trình độ tay nghề của người lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý tại các làng nghề còn hạn chế, chưa được đào tạo bổ sung đáp ứng kịp thời yêu cầu của phát triển làng nghề trong điều kiện mới. Vì vậy việc chuyển đổi cách nghĩ, cách làm theo cơ chế thị trường còn chậm, kém năng động, việc nắm bắt và xử lý thông tin còn thiếu nhạy bén nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh và khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trực tiếp thì phần lớn chưa được đào tạo qua trường lớp mà chỉ là học hỏi theo kiểu truyền nghề trong quá trình lao động do đó hạn chế tính sáng tạo trong quá trình sản xuất.

* Môi trường bị ô nhiễm

Môi trường bị ô nhiễm. Tất cả các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp, các hộ tại các làng nghề Từ Liêm đều nằm rải rác trong làng. Do hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn đầu tư nên hầu hết các doanh nghiệp, hộ sản xuất khi đầu tư không chú trọng đến đầu tư xử lý chất thải, tiếng ồn làm cho môi trường của các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức

khoẻ của người dân tại các làng nghề và những vùng xung quanh đặc biệt là các ngành như làm bún, bánh mứt kẹo, sản xuất túi nilông, làm đậu phụ, cơ khí…

* Cơ chế và chính sách quản lý Nhà nước đối với quá trình phát triển làng nghề còn thiếu và không đồng bộ

Thời gian qua mặc dù làng nghề Từ Liêm được khôi phục và phát triển song chỉ là bước đầu. Sự phát triển đó thiếu vững chắc, có nhiều lý do nhưng có thể thấy rằng: các cơ quan Nhà nước vẫn chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược về phát triển làng nghề. Sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương đối với các làng nghề còn bị buông lỏng, chưa thực hiện quy hoạch phát triển từng làng nghề nên mặt bằng sản xuất kinh doanh chật hẹp, giao thông khó khăn, điện phục vụ cho sản xuất không ổn định và không an toàn, môi trường không đảm bảo. Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của các làng nghề còn hạn chế. Nhiều hộ không đăng ký hành nghề, các tổ chức kinh tế còn dấu doanh thu.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy những yếu kém nổi bật của làng nghề Từ Liêm hiện nay là:

- Tính chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất ở các làng nghề chưa cao, mặt bằng chật hẹp, phân tán, rất khó khăn trong việc bố trí dây chuyền công nghệ mới, nhất là công nghệ tiên tiến hiện đại.

- Chậm cải tiến về mẫu mã, về công nghệ, về kỹ thuật… dẫn đến sản phẩm làm ra khó có thể cạnh tranh trên thị trường.

- Trình độ quản lý của đa số các chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất trong các làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong khi đó lại rất thiếu thông tin, khả năng tự quảng cáo, giới thiệu sản phẩm kém nên cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ thấp.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trong nhiều năm qua không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày một gia tăng.

Có thể khẳng định rằng sự phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm còn mang tính tự phát và thiếu bền vững.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Thị trường truyền thống ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) có biến động lớn, nhiều làng nghề truyền thống mất thị trường xuất khẩu. Mặt khác, các làng nghề chưa quan tâm thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nên đến nay việc lấy lại thị trường xuất khẩu cũ và vươn ra thị trường xuất khẩu mới những mặt hàng truyền thống như: Mây tre đan, cơ khí, dệt, may mặc còn hết sức khó khăn.

- Nhà nước chưa có quy hoạch, định hướng cho sự phát triển lâu dài của các làng nghề, đồng thời thiếu những chính sách và giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn đặc biệt là về vốn, kỹ thụât, năng lực quản lý của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và về thị trường cho các làng nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập.

- Công tác quản lý của các cấp chính quyền, nhất là cấp xã còn buông lỏng, chưa quan tâm phát triển ngành nghề, quản lý làng nghề. Nhận thức về vai trò của phát triển ngành nghề, làng nghề ở nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)