Cơ chế và chính sách phát triển làngnghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 49 - 53)

Cơ chế và chính sách có những tác động to lớn, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề nói chung và làng nghề Từ Liêm nói riêng. Trong thời kỳ bao cấp nhiều làng nghề không thể phát triển được.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường cùng với những chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước đã mở ra con đường phát triển mới cho các làng nghề:

Đầu tiên là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đây là động lực thúc đẩy các làng nghề và phục hồi phát triển.

Nghị định 29 HĐBT (tháng 3 - 1988) về chính sách đối với kinh tế gia đình. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) xác định vị trí vai trò, kinh tế gia đình.

Nghị quyết 16 HĐBT(tháng 8/1988) về chính sách đối với kinh tế ngoài quốc doanh.

Tháng 11 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết 132/QĐ- TTg về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trường, khuyến khích việc việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong nước như gỗ, mây tre, lá…

Đặc biệt, Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của các làng nghề.

Cùng với cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội cũng có nhiều chương trình, đề án nhằm khuyến khích các làng nghề phát triển như:

- Chương trình 12/TU của Thành uỷ về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông nghiệp đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2005 là: “Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và nghề mới với công nghệ mới đi đôi với phát triển các ngành dịch vụ nông thôn như dịch vụ thú ý, dịch vụ điện, cung ứng và tiêu thụ nông sản, vật tư,dịch vụ vốn và thương mại, dịch vụ vận chuyển…”.

- Đề án 17/ĐA-TU của Thành uỷ về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Đề án 18/ĐA-TU của Thành uỷ về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

- Đề án 19/ĐA-TU của Thành uỷ về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Nội dung của các đề án đó là:

+ Tiến hành đánh giá hoạt động của kinh tế tập thể. + Phát triển đa dạng các loại hình hợp tác.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về vốn, khoa học công nghệ cho kinh tế hộ, kinh tế cá thể, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Đẩy mạnh thực hiện công tác qui hoạch phát triển kinh tế.

+ Xây dựng và thực hiện những dự án trọng điểm phát triển kinh tế. + Xây dựng và thực hiện một số chương trình trọng điểm về hạ tầng văn hoá xã hội.

+ Củng cố và phát triển quan hệ sản xuất ở nông thôn.

+ Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. - Quyết định số 9849/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội tháng 12/2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 trong đó coi trọng phát triển làng nghề là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp địa phương “Phát triển kinh tế làng nghề phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng nghề và mở rộng thị trường sản phẩm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các làng nghề, đến năm 2010 là công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp, trong đó giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tại các làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề chú trọng theo hướng tinh xảo, độc đáo, chất lượng cao đáp ứng nhu càu thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu”.

Các chương trình, đề án, quyết định trên của Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề Hà Nội nói chung, làng nghề Từ Liêm nói riêng trong việc đẩy mạnh sản xuất, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng hoá các hình thức sản tổ chức xuất kinh doanh… Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tuy nhiên,đến nay sự phát triển của các làng nghề Từ Liêm còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nhiều khó khăn của Từ Liêm rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, Thành phố như: quy định, hướng dẫn giúp đỡ huyện về hình thức quản lý và sử dụng đất đối với các cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, đề án phát triển làng nghề của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội. Huyện uỷ, UBND huyện Từ Liêm đã đề ra nhiều chủ trương nhằm củng cố và phát triển các làng nghề của huyện mình. Các chủ trương củng cố và phát triển làng nghề được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng bộ Từ Liêm xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là củng cố và phát triển làng nghề trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với mục tiêu như sau:

+ Cơ cấu công nghiệp - xây dựng trong GDP đến năm 2005 đạt 47.3% đến 2010 đạt 63 - 65%.

+ Mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 đạt 10 - 12%.

+ Khôi phục và phát triển làng nghề.

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX Huyện uỷ Từ Liêm đã đề ra chương trình 01/CT-HU về phát triển kinh tế huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 -2005. Trong đó nhấn mạnh đến củng cố và phát triển các làng nghề. Để thực hiện chủ trương này, huyện đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tình hình phát triển các làng nghề và đã phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng của thành phố như Sở công nghiệp, Liên minh hợp tác xã, tiến hành xây dựng quy hoạch làng nghề trình Thành uỷ, UBND Thành phố.

Để hỗ trợ các làng nghề, trong những năm qua huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các làng nghề như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn ưu đãi, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… do vậy nhiều làng nghề đã đổi mới được công nghệ, mở rộng sản xuất như: Rèn (Xuân Phương), may (Cổ Nhuế), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh).

Thực hiện chương trình 01/CT-HU, huyện đã khuyến khích vận động để tong bước hình thành các hiệp hội nghề trong các làng nghề. Hiện nay hiệp hội nghề may (Cổ Nhuế) đã được thành lập nhằm tạo điều kiện cho các tổ choc, các nhân nghề may hỗ trợ nhau phát triển, tăng sức cạnh tran h của sản phẩm , một số hộ đã thành lập công ty TNHH, công ty tư nhân.

Huyện đã chủ động trình thành phố cho phép triển khai xây dựng các dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Phương, Cổ Nhuế, Trung Văn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)