6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình
3.2.1. Phát triển làngnghề phải gắn với thị trường
Trong cơ chế thị trường việc sản xuất cái gì không phải do người sản xuất quyết định mà do thị trường quyết định. Sản phẩm nào tồn tại được là sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu. Sản phẩm nào thị trường không có nhu cầu nữa thì không có cơ sở để tồn tại. Làng nghề Từ Liêm từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có nhiều sản phẩm có khả năng phát triển, đồng thời có những sản phẩm đang đứng trước nguy cơ mai một dần đi như: quạt nan, mũ nan, chổi che… Sự mai một dần đi của không ít sản phẩm cần được nhận thức đây là sự đào thải tất yếu và thường xuyên của nền kinh tế thị trường. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải có tập quán, tâm lý mới phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Gắn với thị trường đòi hỏi các làng nghề phải liên tục nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của thị trường mà điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp. Từ quan điểm này cần tập trung phát triển những ngành nghề mà sản phẩm của nó hiện nay đang có thị trường tiêu thụ tốt như: gò hàn tôn, rèn (cơ khí nhỏ). Đối với các ngành nghề hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cần phải nâng cao chất lượng hoặc chuyển đổi mặt hàng sản xuất. Chẳng hạn làng nghề mây tre đan cần phải đa dạng hoá sản phẩm, nên tìm tòi, thử nghiệm sản xuất mây tre mỹ nghệ. Các làng sản xuất chế biến nông sản cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, phải tính đến yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng sản phẩm và quy mô có hạn của thị trường. Nghề dệt may cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu thế thời trang của xã hội. Phát triển làng nghề hiện nay phải gắn với thị trường đòi hỏi phải đặt nó
trong cả môi trường hội nhập quốc tế. Vì vậy các làng nghề phải có chiến l- ược chuẩn bị để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế từ nước ngoài tràn vào.
Trước tình hình ấy đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp làm giảm giá thành phẩm là điều bức xúc mà các làng nghề cần phải tiến hành. Bởi nền kinh tế nước ta đang vận động theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thời hạn thực hiện các cam kết tham gia quá trình này ngày một đến gần; trước hết là gia nhập khu vực mậu dịch ASEAN năm 2006. Để tranh thủ xu hướng này làng nghề Từ Liêm cần lựa chọn những sản phẩm độc đáo làm mặt hàng xuất khẩu. Theo hướng này cần phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gò hàn, đồng thời tìm kiếm thị trường cho một số sản phẩm có khả năng xuất khẩu được như: may mặc, bánh kẹo, bún, bánh phở...
Với quan điểm gắn sự phát triển làng nghề với thị trường, làng nghề Từ Liêm cần có định hướng phát triển cụ thể đối với một số ngành hàng như sau:
* Ngành chế biến lương thực, thực phẩm
- Chú trọng cả vào khầu sơ chế và tinh chế để hướng tới sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh sản phẩm truyền thống của các làng nghề (Mễ Trì, Xuân Đỉnh, Liên Mạc) như bún, bánh phở, đậu phụ, bánh mứt kẹo cần mở rộng thêm các mặt hàng mới như: cháo, chè ăn liền, bánh cốm, rượu cốm...
Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến như ướp lạnh, đóng gói chân không, đóng hộp... bên cạnh công nghệ cổ truyền như phơi, sấy, hun khói, ướp muối...
- Phát triển các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn đang có nhu cầu như nước cà chua, nước tương, sa tế, dưa chuột dầm dấm, hành sấy, bột gia vị... Áp dụng công nghệ thực phẩm vi sinh hiện đại để nâng cao chất lượng cho các sản phẩm như mắm chua, mắm thính, dấm, tương, sữa chua, nước hoa quả lên men...
* Ngành cơ khí nhỏ
Các làng nghề cần tập trung vào các nhóm các mặt hàng sau:
- Máy móc phục vụ nông nghiệp: Trừ các máy móc lớn như: Máy bơm, máy cày, máy bừa, máy kéo, máy gặt đập liên hợp do các doanh nghiệp cơ khí lớn sản xuất. Làng nghề Xuân Phương, Tây Mỗ cần tập trung vào các hàng công cụ nhỏ phục vụ nông nghiệp như: bình bơm thuốc trừ sâu, máy tuốt lúa, máy quạt chấu, máy sàng, các loại phụ tùng thay thế như bánh nhông, quả lô sát thóc...
- Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải nông thôn: sửa chữa tàu thuyền, xe cải tiến, xe đạp, xe máy...
- Dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất thủ công nghiệp: sửa chữa máy bơm, máy làm ngói, quạt công nghiệp…
- Phục vụ chế biến thực phẩm và đồ uống: Gồm máy sấy hoa quả, máy say bột, máy ép hoa quả, máy làm bánh, bún, miến, máy pha trộn thức ăn, máy đóng gói, lò nướng, các loại thùng chứa…
- Phục vụ cho xây dựng cơ bản: các loại cánh cửa sắt, cửa sổ hoa, lan can, các loại chốt, bản lề...
* Ngành dệt may
Làng nghề (Cổ Nhuế) cần phải từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến, thường xuyên thay đổi mẫu mã mới để phát triển mặt hàng đáp ứng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
* Ngành mây tre đan
Làng nghề đan phên nứa (Đại Mỗ), băng giang (Đông Ngạc), bện dây thừng (Trung Văn) cần chuyển sang đan lát, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp để xuất khẩu.
Ngoài ra làng nghề Trung Văn cần phải có hướng áp dụng công nghệ cao, chuyển sang sản xuất các loại túi ni lông mỏng tự tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường và tránh gây ô nhiễm môi trường