Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đạ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 88 - 89)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

3.2.3. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đạ

Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyển từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động bằng máy móc tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Để sản phẩm của làng nghề thích ứng đựơc với cơ chế thị trường cần có chất lượng cao, giá thành hạ. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải từng bước đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất.

Nghề thủ công đặc biệt là nghề thủ công truyền thống với kỹ năng tinh xảo của nghệ nhân tạo ra những sản phẩm đơn chiếc có giá trị nghệ thuật độc đáo. Tuy vậy nếu sản xuất bằng phương pháp thủ công thì năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, sản phẩm khó tiêu thụ. Nhưng nếu sản phẩm làng nghề mà bỏ mất yếu tố truyền thống thì sản phẩm mất tính độc đáo hấp dẫn riêng. Điều này sản phẩm của các nhà máy công nghiệp có ưu thế hơn hẳn. Do vậy làng nghề muốn phát triển được trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải kết hợp cả yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, cần phải đưa công nghệ hiện đại vào những khâu có khả năng áp dụng được với quy mô lớn để tăng năng suất lao động như: sử dụng máy may, máy cắt, máy làm khuyết, thùa khuy… công nghiệp đối với ngành may mặc, máy mài, máy tán… đối với ngành cơ khí...

Đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại ở các làng nghề của Từ Liêm hiện nay là hết sức cần thiết và bức xúc. Bởi thực tế công nghệ hiện tại của làng nghề Từ Liêm phần lớn vẫn lạc hậu mà xu hướng đối mặt với cạnh tranh

sẽ ngày càng gay gắt hơn. Để có thể cạnh tranh được với hàng hoá công nghiệp cùng chủng loại thì nhất thiết phải áp dụng công nghệ hiện đại. Phát triển làng nghề còn đòi hỏi nó phải mở rộng hàng hoá xuất khẩu vì vậy phải đổi mới công nghệ. Công nghệ hiện đại làm cho sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ hơn. Tuy vậy không thể bỏ được công nghệ truyền thống vì công nghệ truyền thống là đặc điểm đặc trưng nhất của quá trình sản xuất cũng như sản phẩm trong các làng nghề. Sử dụng công nghệ truyền thống còn có tác dụng giải quyết việc làm cho người lao động. Bởi vì công nghệ truyền thống sử dụng lao động thủ công là chính mà lao động thủ công lại là một lợi thế của các làng nghề.

Công nghệ truyền thống có tác dụng khai thác vốn kinh nghiệm cổ truyền của người lao động, nó cũng phù hợp với trình độ học vấn còn hạn chế của người lao động ở nông thôn Từ Liêm. Mặt khác, nhiều công đoạn sản xuất chỉ có thế tiến hành bằng công nghệ truyền thống chẳng hạn: đan lát, tỉa hoa, đãi bún, chạm khắc… Yếu tố truyền thống làm cho sản phẩm có giá trị cao hơn vì nó làm cho sản phẩm làng nghề mang tính đặc sắc, độc đáo mà sản phẩm công nghiệp không thể thay thế được.

Tóm lại, để phát triển làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo duy trì công nghệ truyền thống, đồng thời đưa máy móc kỹ thuật hiện đại vào sản xuất trên cơ sở có sự phân loại từng công đoạn, từng ngành nghề. Kết hợp các loại trình độ tiên tiến hiện đại, cơ khí, bán cơ khí với công nghệ thủ công dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ để chúng bổ sung cho nhau, giúp cho sản phẩm của làng nghề đứng vững được trong cuộc sống hiện đại.

3.2.4. Phát triển làng nghề phải bao hàm khôi phục làng nghề cũ, củng cố làng nghề hiện có và hình thành làng nghề mới

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)