Đối mới chính sách kinh tế và tổ chức quản lý Nhà nước cho sự phát triển của làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 101 - 108)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

3.3.7.Đối mới chính sách kinh tế và tổ chức quản lý Nhà nước cho sự phát triển của làng nghề

Để làng nghề phát triển một cách vững chắc, làm cơ sở thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế để tạo lập môi trường pháp lý phát triển làng nghề, khuyến khích đầu tư thông qua những chính sách ưu đãi thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường quản lý Nhà nước đối với các làng nghề, tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất…

* Về vốn:

Vốn là nhân tố cơ bản tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Việc bảo tồn nguồn vốn và phát triển các làng nghề phải dựa trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế đòi hỏi phải huy động rất nhiều nguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn. Hiện nay Nhà nước đang gặp khó khăn về vốn nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế nguồn vốn nhàn rỗi còn tồn đọng trong các tầng lớp dân cư chưa được

huy động đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn khá lớn vì vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để có thể tận dụng được nguồn vốn này. Tuy nhiên ở hầu hết các làng nghề Từ Liêm nguồn vốn tín dụng mới chỉ chiếm từ 14 - 18%. Vì vậy để các hộ sản xuất trong các làng nghề có cơ hội tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, Nhà nước cần ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách trong quan hệ tín dụng sao cho các tổ chức kinh doanh tín dụng ngày càng gắn kết chặt chẽ với các hộ sản xuất. Bên cạnh nguồn vốn tự có của các hộ cần có sự tiếp sức nhiều hơn nữa của nguồn vốn tín dụng, sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước thông qua Quỹ hộ trợ phát triển công nghiệp (Quỹ khuyến công). Bộ công nghiệp cần sớm nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị định cho phép hình thành và hoạt động quỹ này, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

* Khuyến khích đầu tư:

- Tăng tỷ trọng đầu tư của Thành phố cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. - Xây dựng hệ thống quản lý và hỗ trợ phát triển ngành nghề từ Trung ương xuống Thành phố, huyện, xã như hệ thống khuyến nông, khuyến công hiện có.

- Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Để triển khai được các chính sách đầu tư như trên cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:

- Cho miễn, chậm nộp tiền và giảm giá thuê đất xuống mức thấp nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nghiên cứu giảm một phần thuế cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào các làng nghề, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khu dịch vụ khi mới đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

- Đa dạng hoá các loại hình cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế được quyền vay vốn tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Tăng cường đầu tư cho đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, khuyến khích các tổ chức đào tạo ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong các làng nghề…

- Tăng cường liên kết, liên doanh, mở rộng các loại hình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, phát huy nguồn nội lực của các thành phần kinh tế.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hoá công nghệ cổ truyền theo phương châm kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Các ngành chức năng lập dự án đổi mới công nghệ, giải quyết môi trường, việc làm… để tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ, ngành Trung ương. Các ngân hàng thương mại nâng cao trách nhiệm, thẩm định tính hiệu quả của các dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong các làng nghề vay vốn.

* Về thuế

Thuế và các chính sách thuế là bộ phận khăng khít của chính sách tài chính, là nguồn thu cơ bản nhất cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời là công cụ chủ yếu để điều tiết thu nhập của các lớp dân cư và có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, chính sách thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích sản xuất và là công cụ điều tiết có hiệu quả của Nhà nước.

Vì vậy, Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau:

- Bảo đảm tính công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh, giảm dần và tiến tới xoá bỏ hình thức thuế khoán.

- Tích cực giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong các làng nghề thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán làm cơ sở để thực hiện tính thuế khách quan, công bằng.

- Tiếp cận cách thức quản lý thuế hiện đại dựa trên công nghệ thông tin, bao gồm từ khâu kế toán đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính của doanh nghiệp.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và cư dân trong các làng nghề, đồng thời xử lý nghiêm túc những vi phạm về thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Xoá bỏ các khoản phí và các khoản thu ngoài quy định.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thuế theo hướng đơn giản hoá hệ thống thuế, công khai hoá tình hình thu nộp thuế, tăng tính minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ưu đãi thuế cần được chọn lọc theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, làng nghề mới được khôi phục, nghề mới vừa được phát triển, sản xuất chưa ổn định, khuyến khích đầu tư theo chiều sâu, mở rộng quy mô doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm khuyến khích các xu hướng tích cực trong kinh doanh .

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế trong thời gian đầu đối với những cơ sở sản xuất mới thành lập, những cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới.

Nhà nước cần xem xét lại thuế VAT cho các hộ, các doanh nghiệp trong làng nghề, vì các đơn vị này không có được hoá đơn hợp lệ do mua

nguyên liệu thu gom, mua lẻ, chi phí vận tải ngoài và một số vật liệu phụ khác. Đồng thời có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ vì điều kiện sản xuất còn lạc hậu, công nghệ chắp vá nên lợi nhuận thấp.

* Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc khôi phục, phát triển làng nghề

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và các làng nghề nói riêng, coi việc hướng dẫn giúp đỡ phát triển làng nghề là trách nhiệm của các cấp, các ngành mà trực tiếp là huyện. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nước, của Thành phố để nhân dân thông suốt yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất làm giàu cho mình, góp phần làm giàu cho xã hội.

Chính quyền các cấp tạo điều kiện để người lao động được làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hướng dẫn tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vay vốn, thủ tục hành chính, thông tin kỹ thuật, đào tạo, chính sách xã hội…để phát triển làng nghề. UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của Thành phố, tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ, ngành, TW trong việc xây dựng quy hoạch, lập các dự án, kế hoạch đầu tư, hỗ trợ vốn, tạo thị trường tiêu thụ, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường cho các làng nghề.

Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh cho làng nghề. Ngoài lụât và chính sách chung có liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách riêng cho làng nghể tiểu thủ công nghiệp. Chính sách đầu tư phát triển làng nghề phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các làng nghề trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho các làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá nhưng đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy

định để các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành hàng xuất khẩu vốn dĩ nhỏ lẻ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, được miễn giảm thuế, nhằm khích lệ các làng nghề nâng cao chất lượng kỹ thụât, sử dụng nhiều lao động.

Tóm lại, Từ Liêm là huyện đang có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều biến động lớn về đất đai, dân số, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề ngày càng được mở rộng hơn nhưng quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng cao hơn. Vì vậy trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn làng nghề Từ Liêm tất yếu phải phát triển theo hướng phân loại ngành nghề để đầu tư phát triển, tập trung vào các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí nhỏ, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh… Phát triển làng nghề là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Từ Liêm. Tuy nhiên phát triển làng nghề của Từ Liêm hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn cần có sự nỗ lực từ nhiều phía trước hết là của các chủ sản xuất kinh doanh, các làng nghề và sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, Thành phố, huyện để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt các giải pháp về mở rộng thị trường, lập quy hoạch phát triển làng nghề, đổi mới kỹ thuật sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Phát triển làng nghề có ý nghĩa vô cung quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn: Kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân nông thôn, góp phần làm đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và thúc đẩy quá trình đô thị hoá, giải quyết vấn đề ly nông, bất ly hương. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và sự phát triển làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải phát triển làng nghề.

Từ Liêm có nhiều điều kiền thuận lợi để phát triển làng nghề. Trong thời gian qua làng nghề của Từ Liêm đã được củng cố, phát triển đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết được số lượng việc làm lớn, ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, có những chuyển biến tốt về hình thức tổ chức sản xuất, về công nghệ, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên làng nghề Từ Liêm cũng đang gặp những khó khăn lớn như: trình độ lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ chế thị trường; công nghệ lạc hậu, chắp vá; môi trường ô nhiễm; cơ sở hạ tầng nhỏ bé, thiếu đồng bộ, cơ chế và chính sách quản lý của Nhà nước đối với làng nghề còn thiếu.

Để phát triển làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Từ Liêm cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp duy trì, mở rộng thị trường; quy hoạch phát triển làng nghề; đổi mới công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và hoàn thiện chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 101 - 108)