Chuyển giao công nghệ thích hợp và đổi mới công nghệ cho làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 93 - 95)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

3.3.2. Chuyển giao công nghệ thích hợp và đổi mới công nghệ cho làng nghề

trung, cơ sở vật chất kỹ thuật như: điện, nước, giao thông được đầu tư đồng bộ, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, Từ việc tập trung sản xuất của các làng nghề vào các khu vực nhất định việc xử lý các loại chất thải từ sản xuất được thuận lợi, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến và như vậy vấn đề môi trường mới có thể được giải quyết triệt để.

Ngoài ra việc sản xuất tập trung trong các cụm công nghiệp làng nghề sẽ giúp cho các công tác quản lý khác của Nhà nước có nhiều thuận lợi nhất là vấn đề quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với sản xuất chế biến nông sản (là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Từ Liêm).

3.3.2. Chuyển giao công nghệ thích hợp và đổi mới công nghệ cho làng nghề làng nghề

Chuyển giao công nghệ là con đường chủ yếu để đổi mới trang thiết bị cho làng nghề. Việc nghiên cứu, phát minh, ứng dụng công nghệ mới trong các làng nghề hiện nay còn gặp khó khăn do thiếu năng lực nghiên cứu, thiếu điều kiện cơ sở vật chất, thiếu vốn. Hình thức chuyển giao công nghệ chủ yếu là nhập các thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước nhưng cơ bản đó là công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lạc hậu. Lựa chọn công nghệ cần đi theo hướng từ thấp đến cao, từ truyền thống đến hiện đại. Những công nghệ truyền thống tạo nên nét độc đáo của sản phẩm cần phải được bảo tồn, phát huy. Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào những khâu có thể sản xuất hàng loạt để tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đối với ngành chế biến nông sản thực phẩm phải áp dụng công nghệ sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số mặt hàng có hướng sản xuất để xuất khẩu phải đổi mới công nghệ thủ công bằng công nghệ hiện đại, phải xây dựng một quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh thực phẩm cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề này vượt quá sức của các làng nghề do vậy cần có sự hướng dẫn giúp đỡ của Nhà nước.

Chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ là giải pháp quan trọng của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề nhằm mục đích tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường... Vì vậy khi chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ trong các làng nghề cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm cơ sở để đổi mới công nghệ.

- Cần chú ý khai thác thế mạnh của làng nghề là nguồn lao động dồi dào có kỹ năng, kỹ xảo truyền thống để đổi mới công nghệ thích hợp.

- Cần có sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế đối với các cơ sở có sử dụng công nghệ tiên tiến. Nhà nước hình thành nên các trung tâm tư vấn cung cấp cho các cơ sở sản xuất làng nghề thông tin về tình hình công nghệ sản xuất trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ cho các làng nghề, chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu triển khai ứng dụng đổi mới công nghệ cho làng nghề.

- Đổi mới công nghệ phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng làng do vậy huyện Từ Liêm cần phải phối hợp với các cơ quan, các ngành chức năng của Thành phố như: Sở khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên - Môi trường... nghiên cứu tình hình công nghệ của từng làng nghề từ đó đưa ra phương án cụ thể.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)