Đào tạo nguồn nhân lực cho làngnghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 96 - 98)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho làngnghề

Hiện nay công tác đào tạo cho làng nghề ở Từ Liêm còn đơn điệu, lao động lành nghề, nghệ nhân trong các làng nghề còn chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Đội ngũ chủ doanh nghiệp về cơ bản còn thiếu kiến thức trong quản lý kinh doanh. Vì vậy cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề. Xây dựng hệ thống dạy nghề theo hướng xẫ hội hoá, đa dạng hoá về hình thức dạy nghề, nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, trình độ tay nghề cho người lao động. Muốn vậy cần phải:

- Nâng cao trình độ dân trí, học vấn và trình độ tay nghề cho người lao động trong làng nghề. Để thực hiện được mục tiêu đó cần có các giải pháp cụ thể sau:

+ Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền nhằm tạo nhận thức đúng đắn về việc cần phải nâng cao trình độ văn hoá của người dân làng nghề.

+ Cải tiến chương trình dạy nghề ở các trường phổ thông thuộc khu vực làng nghề. Nên đưa chương trình học nghề liên quan đến các ngành nghề của địa phương vào nhà trường để phục vụ thiết thực cho học sinh làng nghề.

+ Các trường dạy nghề của thành phố, trung tâm hướng nghiệp của huyện cần nghiên cứu lựa chọn một số ngành nghề của địa phương đưa vào giảng dạy nhằm thu hút học sinh làng nghề. Kết hợp dạy chữ với dạy nghề ở các làng nghề để nâng cao trình độ văn hoá cho lao động làng nghề. Có thể mở những khóa học dành riêng cho làng nghề. Tuỳ từng loại ngành nghề mà có phương pháp đào tạo cho thích hợp. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng dạy nghề trong các làng nghề cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền về nhiều mặt nhất là việc hỗ trợ máy móc thiết bị, khoa học công nghệ mới

+ Cần phổ biến rộng rãi các hình thức dạy nghề theo hướng kèm cặp truyền nghề tại các gia đình, cơ sở sản xuất.

+ Đối với các ngành nghề mà mẫu mã sản phẩm quyết định khả năng tiêu thụ như mây tre đan, may mặc, gò hàn việc đào tạo thợ thiết kế mẫu có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy Thành phố, huyện cần có sự phối hợp với các trường Cao đẳng, Đại học Mỹ thuật để mở các lớp đào tạo cho học viên làm nghề, trang bị cho họ kiến thức cơ bản về mỹ thuật.

+ Động viên các nghệ nhân dạy nghề, truyền nghề cho thế hệ mai sau. Muốn vậy làng nghề phải có chính sách bồi dưỡng đối với họ. Cần kết hợp với Sở văn hoá xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho những người có tay nghề cao, có nhiều cống hiến để tôn vinh thợ giỏi.

+ Hàng năm nên tổ chức hội thi “Bàn tay vàng” để bình chọn những người có tay nghề cao, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề của mình, tạo nên phong trào thi đua sâu rộng trong đời sống kinh tế làng nghề.

+ Thành lập câu lạc bộ ngành nghề của làng để người lao động có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh cho nhau, tập hợp nhau lại để mở các lớp học.

- Đối với các chủ hộ sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp, cán bộ thôn, xã ở các làng nghề cần được đào tạo qua các khoá học về quản lý kinh doanh; được thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, thường kỳ hàng năm huyện cần phối hợp với Sở công nghiệp, Sở thương mại, Sở tư pháp mở các lớp học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, cung cấp thông tin về thị trường, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến kinh doanh cho đối tượng là chủ sản xuất các đơn vị kinh doanh.

Chính quyền Thành phố, huyện cần tập hợp họ lại để nghe những kiến nghịi thắc mắc trong sản xuất kinh doanh từ đó kịp thời có biện pháp giải quyết.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)