6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình
3.3.3. Duy trì và mở rộng thị trường cho làngnghề
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình sản xuất và tái sản xuất không thể diễn ra bình thường nếu không có thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, thị trường cũng phát triển từ thấp tới cao, dần dần mang tính đồng bộ. Hệ thống thị trường ở nước ta nói chung, ở Từ Liêm nói riêng hiện nay còn có trình độ thấp và chưa đồng bộ: thị trường vốn, thị trường sức lao động mới hoạt động trong giới hạn hẹp, quy mô nhỏ; thị trường khoa học công nghệ còn hết sức sơ khai. Để xây dựng được hệ thống thị trường đồng bộ là một quá trình lâu dài cần có sự cố gắng của tất cả các cấp từ cơ sở đến Trung ương. Giới hạn trong luận văn chỉ bàn đến giải pháp cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Từ Liêm.
Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới có ý nghĩa quyêt định đối với sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Hiện nay thị trường của các làng nghề Từ Liêm còn nhỏ bé, chưa khai thác hết được khả năng của nó. Đối với thị trường nội địa cần duy trì mở rộng bằng cách nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm tích cực thực hiện các biện pháp tiếp thị, quảng cáo sản phẩm để tìm thêm thị trường mới. Thực hiện bảo hộ hợp lý sản phẩm của các làng nghề, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiên quyết chống hàng giả, hàng lậu.
Để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các làng nghề rất cần có sự giúp đỡ của nhà nước. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần cung cấp cho các làng nghề thông tin về thị trường thế giới (cung - cầu, giá cả, sở thích, thị hiếu...) các thông lệ Quốc tế; tư vấn, xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề tham gia xuất, nhập khẩu trực tiếp. Thành phố, huyện cần xây dựng mô hình làng du lịch để kết hợp dịch vụ du lịch với giới thiệu bán sản phẩm của các làng nghề.
Trong xu thế hội nhập các làng nghề cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để từ đó có cơ sở giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam và phát huy giá trị kinh tế của sản phẩm làng nghề, đăng kí thương hiệu cho sản phẩm làng nghề vì lợi ích lâu dài. Hiện nay việc đăng kí thương hiệu vẫn là vấn đề rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với làng nghề ở Từ Liêm. Các chủ doanh nghiệp ở làng nghề vừa không ý thức được đăng kí thương hiệu là để tự bảo vệ mình vừa sợ tốn phí. Thói quen sản xuất nhỏ đã vô tình kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Giải quyết cho vấn đề này là huyện cần phối hợp với Sở công nghiệp, liên minh hợp tác xã hướng dẫn các làng nghề, ngành nghề thành lập hiệp hội ngành nghề có tư cách pháp nhân, các hiệp hội sẽ đứng ra đăng kí thương hiệu, khi đó thương hiệu tập thể của làng nghề sẽ được độc quyền sử dụng.
Khi đã có thương hiệu hoặc trước mắt chưa có thương hiệu các công ty cổ phần, các doanh nghiệp, hợp tác xẫ hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong các làng nghề cần mở trang WEB quảng cáo sản phẩm của mình trên mạng Internet. Thông qua đó tìm được bạn hàng mới, trực tiếp tiếp xúc với mọi đối tác.