6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình
3.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đối với sự phát triển của các làng nghề ở huyện Từ Liêm
3.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đối với sự phát triển của các làng nghề ở huyện Từ Liêm làng nghề ở huyện Từ Liêm
* Bối cảnh chung
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Hà Nội cũng như cả nư- ớc đã đạt được những thành tựu to lớn, rất quan trọng về kinh tế - xã hội. Đất nước đã ra khỏi khùng khoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thụât được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đã đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Giáo dục và đào tạo được đổi mới và có bước phát triển khá. Khoa học và công nghệ có tiến bộ. Hoạt động văn hoá, xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt. Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực. Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp phát triển đất nước tiếp tục được tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, công tác đối ngoại được mở rộng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu ấy là những thuận lợi hết sức căn
bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển làng nghề nói riêng của huyện Từ Liêm.
Bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi đó là xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá tạo điều kiện cho Từ Liêm - Hà Nội có nhiều cơ hội mới thu hút vốn đầu tư để khai thác nội lực cũng như có điều kiện mở rộng thị trư- ờng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong đó có sản phẩm của các làng nghề.
Bên cạnh những thuận lợi thì bối cảnh mới cũng đem lại những khó khăn, phức tạp cho Từ Liêm. Đó là việc phải giải quyết, khắc phục sự yếu kém về mặt tổ chức, về cán bộ, đấu tranh phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn, tội phạm xã hội khác, phải nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của làng nghề nói riêng, phải quản lý tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái…
* Những vấn đề nổi bật trong bối cảnh mới của sự phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm:
- Sự biến động đất đai và quá trình đô thị hoá
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010 và quy hoạch không gian Thủ đô đến năm 2020, Từ Liêm nằm trong vùng phát triển của thành phố trung tâm và một phần lớn (trên 50%) diện tích của Từ Liêm sẽ trở thành khu vực đô thị, với tốc độ thị hoá khá nhanh.
Toàn bộ dải đất phía Đông sông Nhuệ và một số vùng phía Tây sông Nhuệ ở mạn Bắc (gồm xã Thuỵ Phương, một phần xã Liên Mạc và phần còn lại của xã Cổ Nhuế) cũng như bám theo trục đường 32, Hà Nội - Sơn Tây (gồm đất của thị trấn Cầu Diễn, những phần đất của xã Phú Diễn, Minh khai) sẽ trở thành khu vực đô thị và tổng diện tích khu vực đô thị 4017/7532 ha, bằng 53,45% tổng diện tích đất tự nhiên của Từ Liêm. Riêng khu vực phát triển thành đô thị này lấy đi 1688,15ha đất nông nghiệp.
Khu vực còn lại cũng có những biến động: 303,36ha đất nông nghiệp phải chuyển thành đất xây dựng cho khu dân cư và những công trình công cộng khác.
Như vậy, đến năm 2020 do quá trình đô thị hoá đất nông nghiệp của Từ Liêm chỉ còn lại khoảng 2500 - 2800 ha bằng 58,3 - 65,3% so với năm 2000.
Theo quy họach nói trên, phát triển đô thị trên đất Từ Liêm trong đợt đầu đến năm 2010 tập trung ở các xã Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Phú Diễn, Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn, đây là khu vực có các dự án đô thị mới như: Nam Thăng Long, khu ngoại giao đoàn, tháp truyền hình, khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, khu thể thao của huyện, khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình - Mễ Trì, trung tâm hội nghị quốc gia Mễ Trì, công viên Mễ Trì... Với tổng diện tích có thể lên tới gần 1000 ha. Việc hình thành những khu đô thị lớn sẽ tạo lên một bước chuyển biến lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nói chung và tạo nên cảnh quan mới, văn minh hiện đại hơn cho địa phương. Tuy nhiên việc mất đi một phần lớn đất nông nghiệp trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho một bộ phận nông dân (khoảng 15 - 20 nghìn lao động nông nghiệp). Họ mất đất sản xuất, gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm địa bàn kinh doanh. Vấn đề này càng gay cấn hơn đối với các hộ thuần nông, nghèo vốn, trình độ học vấn hạn chế. Rõ ràng đây là vấn đề phải tính đến để có biện pháp phát triển làng nghề, tránh dẫn đến sự hẫng hụt trong đời sống kinh tế của người dân bị mất đất canh tác và bất công trong xã hội.
- Thị trường được mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt
Theo dự báo quy hoạch phát triển thủ đô, dân số Hà Nội sẽ tăng từ 2.7 triệu người năm 2000 lên 3,2 triệu người vào năm 2010 (bình quân hàng năm tăng 1,9%) số khách vãng lai (kể cả khách du lịch và lao động có thời hạn) lên tới 1,0 - 1,5 triệu người.
Việc gia tăng dân số nhanh và lớn mà trong đó cả người nước ngoài và một bộ phận khá đông dân cư có thu nhập cao sẽ tạo cho Từ Liêm một thị trường lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng cao. Điều đáng lưu ý là với vị thế của Thủ đô, mối liên kết kinh tế - xã hội với các địa phương, với các vùng kinh tế và đặc khu kinh tế sẽ được tăng cường mạnh mẽ. Trước hết Từ Liêm nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ phát triển mối liên kết kinh tế với các tỉnh, huyện lân cận, liên kết trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế “Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và có thể có thêm vùng tam giác tăng trưởng kinh tế “Hà Nội - Việt Trì - Hoà Bình”. Ngoài ra, việc củng cố và tăng cường, mở rộng mối quan hệ với các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mà trong đó nhiều người là thân nhân hoặc có gốc gác Từ Liêm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường. Như vậy không chỉ có thị trường tiêu thụ sản phẩm mà các thị trường tài chính, lao động… cũng sẽ được mở rộng. Đó chính là những cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Từ Liêm nói chung và cho làng nghề Từ Liêm nói riêng. Ngoài ra với sự phát triển ngày càng hoàn chỉnh hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông, và đặc biệt là đường hàng không) mà vị trí huyện Từ Liêm có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác sẽ mở rộng việc đáp ứng nhu cầu các loại thực phẩm đã chế biến và các món ăn cao cấp, đặc sản của làng nghề Từ Liêm đối với những thị trường lớn trong cả nước (thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng...).
Từ Liêm đã từng có và đang khôi phục mở rộng các thị trường truyền thống với Nga và các nước Đông Âu, đang tiếp cận và mở rộng thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ. Đồng thời thị trường khu vực ASEAN mà trước hết là thị trường Lào, Campuchia cũng như thị trường miền nam Trung Quốc cũng sẽ mở ra triển vọng mới cho các làng nghề Từ Liêm.
Tuy nhiên cùng với những triển vọng thị trường mở rộng thì yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, vấn đề cạnh tranh cũng trở nên gay gắt, phức tạp hơn. Việc cắt giảm thuế quan trong tiến trình thực hiện APTA
cũng như khi Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn sẽ tạo lợi thế cho các quốc gia, những công ty xuyên quốc gia có sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao, giá thành hạ và dich vụ cung ứng thuận tiện xâm nhập thị trường nước ta.
Như vậy sự cạnh tranh trên thị trường sẽ diễn biến mạnh mẽ quyết liệt hơn trong lãnh thổ nước ta và ngay trên địa bàn Từ Liêm - Hà Nội. Đó là những khó khăn, thách thức lớn đối với làng nghề Từ Liêm.
- Yêu cầu cao hơn về bảo vệ môi trường sinh thái
Để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì một trong những vấn đề phải đặc biệt quan tâm đó là bảo vệ môi trường sinh thái.
Đa số các làng nghề của Từ Liêm làm nghề chế biến lương thực, thực phẩm và cơ khí do đó vấn đề bảo đảm môi trường sinh thái phải được đặt lên hàng đầu.
Các làng nghề trên địa bàn huyện Từ Liêm hàng năm có khối lượng rác thải hơn 100 nghìn tấn. Trên địa bàn Từ Liêm có bãi chứa rác thải tập trung lộ thiên của Thành phố với diện tích 0.3 ha thuộc địa phận xã Tây Mỗ, gần trung tâm thị trấn huyện có cơ sở chế biến rác Thành Phố nhưng công nghệ đã lạc hậu.
Đến nay một số ao, hồ, sông, mương trên địa bàn Từ Liêm đã bị ô nhiễm nặng. Tầng nước ngầm đã có hiện tượng khai thác quá mức và cũng có dấu hiệu ô nhiễm.
Do có nhiều đầu mối giao thông và có nhiều khu vực đang xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội nên hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện thi công đã làm gia tăng bụi, rác làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Từ Liêm đang nằm trong vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh nên đến năm 2010 theo quy hoạch dân số Từ Liêm tăng lên 22.5% so với hiện nay. Vì vậy nếu không có biện pháp hữu hiệu khống chế thì dân số còn tăng lên nhiều,
cùng với những hoạt động sản xuất, sinh hoạt có quy mô lớn và phức tạp hơn gấp bội thì lượng chất thải và độc tố gây hại sẽ trở thành nguy cơ lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển của các làng nghề nói riêng, của toàn huyện Từ Liêm nói chung. Bởi vậy để bảo vệ môi trường sinh thái cần có giải pháp xử lý đồng bộ với kỹ thuật cao và cần được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.