Lập quy hoạch phát triển làngnghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 92 - 93)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

3.3.1. Lập quy hoạch phát triển làngnghề

Quy hoạch là vấn đề đầu tiên để các làng nghề ổn định, mở rộng quy mô phát triển sản xuất. Quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và phải phù hợp với quy hoạch phát triển nghề và làng nghề của Thành phố. Trước hết cần ra soát, đánh giá lại các làng nghề từ đó chọn ra các làng nghề cần phát triển. Tập trung xây dựng và thực hiện quy hoạch cho các ngành nghề cần ưu tiên. Giải quyết mặt bằng cho phù hợp với quy mô sản xuất nhưng đồng thời trong quy hoạch cũng cần quan tâm gắn với việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt việc hình thành và phát triển các nghề mới, làng nghề mới. Thành phố đã quy hoạch phát triển nghề và làng nghề đến 2010 và định hướng đến năm 2015. Trên cơ sở đó huyện đã có quy hoạch phát triển làng nghề đến năm 2010 với chủ trương tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư. Từ nay đến 2006 huyện cần tiến hành đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Xuân Phương, Cổ Nhuế, sau đó tiến hành điều tra nhu cầu về đất đai, mở rộng sản xuất cho các làng nghề bún (Mễ Trì), bện dây thừng (Trung Văn), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh).

Phát triển làng nghề theo hướng làng nghề sản xuất tập trung sẽ mang lại nhiều lợi ích:

Thứ nhất, tạo ra mặt bằng thuận lợi cho các hộ gia đình, từ đó có điều kiện đầu tư kỹ thuật công nghệ, phát triển mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm trong khu vực, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)