6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình
3.2.4. Phát triển làngnghề phải bao hàm khôi phục làngnghề cũ, củng cố làng nghề hiện có và hình thành làng nghề mớ
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ nhanh. Vì vậy để giải quyết việc làm cho nông dân mất đất canh tác, phát triển kinh tế theo hướng “ly nông, bất ly hương” đòi hỏi huyện Từ Liêm phải phát triển làng nghề bằng cách khôi phục làng nghề cũ củng cố làng nghề hiện có và hình thành làng nghề mới.
Cần ưu tiên phát triển đối với các làng nghề đang có nhiều tiềm năng. Bởi vì các làng nghề này có nhiều thuận lợi như hàng hoá đã có thị trường tiêu thụ, đã có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển. Phát triển nó sẽ giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các làng nghề đang phát triển nếu đầu tư vào thì hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn và phát huy tác dụng nhanh hơn. Hiện nay nhóm này gồm có: Làng rèn (Xuân Phương), gò hàn tôn (Tây Mỗ), bún (Mễ Trì), may (Cổ Nhuế), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), bện dây thừng (Trung Văn). Huyện Từ Liêm cần có chính sách hỗ trợ cho các làng nghề này phát triển nhanh chóng từ đó sẽ tạo động lực kéo các làng nghề khác cùng phát triển.
Đối với làng nghề truyền thống đã từng có thời kỳ phát triển mạnh, nhưng nay mất nghề hoặc đang bị mai một do sản phẩm không bán được ví dụ như: băng giang (Đông Ngạc), dệt (Đại Mỗ)… cần khôi phục theo quan điểm gắn với thị trường. Tức là xem hiện nay sản phẩm đó thị trường có nhu cầu nữa hay không. Nếu thị trường vẫn có nhu cầu nhưng sản phẩm của làng nghề Từ Liêm không bán được, vì sản phẩm chưa thích ứng hoặc phương thức kinh doanh chưa phù hợp thì cần phải thay đổi cho phù hợp. Cùng với quá trình khôi phục cần nỗ lực tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Điều này rất cần sự chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền giúp đỡ ban đầu của các cấp chính quyền đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn.
Đối với một số làng có một số ngành hiện đang có khả năng phát triển nhưng chưa được công nhận là làng nghề huyện cần có chính sách giúp đỡ để trở thành
làng nghề như: nghề mộc ở Đông Ba (Thượng Cát), nghề cài dá đỗ Thượng Cát, thương mại ở Phùng Khoang (Trung Văn)...
Với một số làng thuần nông huyện cần có phương hướng, kế hoạch, biện pháp thúc đẩy để từng bước trở thành làng nghề hoặc làng có nghề. Trên tinh thần phát triển làng nghề phải gắn với thị trường, số làng nghề cần được xây dựng mới trong thời gian tới khoảng hơn 20 làng. Làm được điều này sẽ thúc đẩy làng nghề Từ Liêm phát triển mạnh hơn, rộng hơn đem lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội hơn cho huyện. Đặc biệt là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm ở một huyện ngoại thành đang có tốc độ đô thị hoá nhanh.