Các nguồn lực phát triển làngnghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 55 - 61)

2.2.4.1. Lao động trong các làng nghề

Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh., sử dụng hiệu quả và đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề mà bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải quan tâm. Đặc điểm cơ bản của làng nghề ở huyện Từ Liêm là ruộng đất canh tác trên đầu người thấp (bình quân <420m2/người), dân cư đông. Do đó việc phát triển nghề để sử dụng hết lực lượng lao động là một trong những giải pháp đảm bảo cuộc sống của nhiều người dân Từ Liêm.

Bảng 2.3. Lao động tham gia làm nghề ở các làng nghề huyện Từ Liêm (1999 - 2003)

Chỉ số 1999 2000 2001 2002 2003

Tổng số 8302 8772 9149 9643 10063

Trong đó

+ Lao động tại địa phương 7452 7657 7836 8318 7543

+ Lao động từ nơi khác 850 915 1313 1325 2520

+ Lao động thường xuyên 5230 5514 5650 5780 6132

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm

Bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động tham gia làm nghề tại các làng nghề ngày càng tăng lên. Ngoài việc sử dụng lực lượng lao động tại địa phương nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề phát triển còn thuê lao động dưới hình thức thường xuyên như may (Cổ Nhuế), rèn (Xuân Phương), gò hàn tôn (Tây Mỗ) hoặc thuê lao động theo thời vụ như làng bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), bún (Mễ Trì). Từ năm 1999 - 2003 hàng năm các làng nghề của Từ Liêm thu hút từ 8000 - 10000 lao động trong đó lao động thường xuyên chiếm 61%, lao động nông nhàn chiếm 39%.

Trong những năm gần đây không những số lượng lao động làm việc tại các làng nghề tăng lên mà chất lượng lao động cũng có nhiều tiến bộ. Trong đó vai trò của các nghệ nhân là hết sức qua trọng. Họ là những người có tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú tạo ra những sản phẩm có tính sáng tạo, độc đáo và họ cũng trở thành những thầy dạy nghề cho lực lượng lao động mới vào nghề. Trong đội ngũ những người thợ có sự phân hoá đẳng cấp: thợ kỹ thuật, thợ giản đơn. Những người thợ giỏi, có đầu óc tổ chức kinh doanh làm ăn phát đạt trở thành những chủ giàu có, còn một bộ phận kém năng động, trình độ thấp có thể bị phá sản và trở thành lao động làm thuê. Quá trình phân hoá này buộc người lao động phải phấn đấu vươn lên không ngừng.

Cũng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường sự phân công lao động trong các làng nghề ngày càng phát triển. Bên cạnh những người trực tiếp làm ra sản phẩm còn có những người chuyên lo nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm. Sự phân công này biểu hiện rất rõ ở những làng nghề có trình độ phát triển như: Xuân Phương, Tây Mỗ, Xuân Đỉnh.

Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thay thế cho kỹ thuật thủ công đòi hỏi người lao động phải nắm bắt được các kiến thức kỹ thuật

mới để làm chủ quá trình sản xuất. Tại huyện Từ Liêm việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã được tiến hành ở nhiều ngành nghề sản xuất như: may mặc, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm… Trình độ lao động của các ngành nghề này được nâng lên.

Như vậy, cơ chế thị trường đã làm cho người lao động không ngững vươn lên học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Tuy nhiên đến nay về cơ bản trình độ tay nghề của người lao động trong các làng nghề của huyện Từ Liêm vẫn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo tại các làng nghề chiếm tỷ lệ 80%. Số chủ hộ, chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 1,5%. Phương pháp truyền dạy nghề chủ yếu là kèm cặp theo kinh nghiệm, kiến thức ít được đổi mới. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động ở các làng nghề thấp dẫn đến sự tiếp thu kỹ thuật, đổi mới và sáng tạo còn hạn chế.

2.2.4.2. Vốn cho sản xuất kinh doanh

Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các làng nghề hoạt động trong cơ chế thị trường. Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị, máy móc, mua nguyên vật liệu… phục vụ sản xuất ngày càng lớn hơn. Bởi vì cơ chế thị trường đòi hỏi các làng nghề muốn tồn tại và phát triển được phải đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Mỗi làng nghề của huyện Từ Liêm lại có đặc điểm riêng về sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ tuỳ theo từng ngành nghề khác nhau mà nhu cầu về vốn cũng khác nhau.

Bảng 2.4. Nguồn vốn sản xuất tại các làng nghề huyện Từ Liêm thời điểm 31/12/2004

TT Nghề Tổng số vốn Nguồn vốn Loại vốn Vốn tự Vốn vay Vốn cố định Vốn lƣu động 1 Rèn (Xuân Phương) 12763 9672 3091 5105 7658 2 Gò hàn tôn (Tây Mỗ) 6840 5340 1500 2736 4104 3 Bún (Mễ Trì) 3470 2776 694 1215 2255 4 May (Cổ Nhuế) 7656 5742 1914 2376 5280

5 Bện dây thừng (Trung Văn) 2245 1908 337 1235 1010

6 Bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh) 2565 1725 640 590 1975

7 Đậu phụ (Liên Mạc) 1540 1329 211 477 1063

8 Phên nứa (Đại Mỗ) 5500 4965 535 570 4930

Tổng cộng 42.57

9

33457 8922 14304 28.275

Nguồn: Phòng KT-KH huyện Từ Liêm

Nhu cầu về vốn cho phát triển làng nghề ở Từ Liêm là rất lớn song vốn thực tế của các làng nghề ở Từ Liêm hiện nay không lớn lắm. Qua bảng số liệu trên cho thấy vốn đầu tư cho tài sản cố định của làng nghề Từ Liêm chỉ chiếm 34% trong tổng số vốn, vốn lưu động chiếm 66%. Điều này cho thấy các làng nghề của huyện Từ Liêm vẫn chủ yếu sản xuất bằng công cụ thủ công và có sự hỗ trợ của máy móc nhỏ cho từng công đoạn chứ chưa có nhiều dây truyền sản xuất hiện đại cần phải đầu tư nhiều vốn.

Tuy số vốn sử dụng trong các làng nghề của Từ Liêm hiện nay không lớn lắm, nhưng với điều kiện nông thôn, đối với các làng nghề của huyện Từ Liêm, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua số liệu điều tra cho thấy hộ sản xuất kinh doanh mới tự đảm bảo được từ 60% - 90% vốn cho chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Số vốn thiếu còn lại chủ yếu phải vay từ họ hàng, bạn bè, người thân. Những ngành nghề còn thiếu nhiều vốn là những ngành đang phát

triển, phải đầu tư nhiều vốn để mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu như nghề rèn, gò hàn tôn, may, bánh mứt kẹo… Còn lại một số nghành sản xuất thủ công, hoạt động cầm chừng như đan phên nứa, làm đậu phụ thì số vốn đầu tư nhỏ do vậy nhu cầu về vốn vay không phải là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Trong những năm gần đây ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực cho vay vốn tới tận hộ sản xuất. Tuy nhiên hàng năm vốn vay từ ngân hàng chỉ chiếm từ 14% đến 18% vì thủ tục còn rườm rà, lãi suất cao. Vốn vay ưu đãi từ các quỹ xoá đói giảm nghèo của Hội liên hiệp phụ nữ, quỹ xoá đói giảm nghèo ít về số lượng và thời hạn cho vay ngắn. Do đó việc đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các làng nghề Từ Liêm còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.4.3. Nguyên vật liệu

Đa số các loại nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của các làng nghề ở huyện Từ Liêm đều là các nguyên vật liệu trong nước nên khá ổn định. Tuy nhiên nguyên liệu của các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm mang tính chất thời vụ nên lượng cung ứng đôi khi không ổn định.

Đối với các làng nghề mà nguồn nguyên liệu có quanh năm thì phát triển thuận lợi. Chẳng hạn làng nghề bện dây thừng (Trung Văn) nguyên liệu sản xuất là các phế thải như bao tải dứa, túi ni lông phế loại… Đây là nguồn nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, ngoài ra còn góp phần làm sạch môi trường, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người đi tìm, kiếm, thu mua phế liệu. Nguồn nguyên liệu của làng may (Cổ Nhuế) được mua ở chợ Đồng xuân, nguồn nguyên liệu của làng rèn (Xuân Phương) gồm các díp ô tô phế thải, sắt tròn xây dựng sẵn có… Nếu các làng nghề này có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì khả năng phát triển nghề là rất lớn.

Các làng nghề mà nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ như làng làm mứt (Xuân Đỉnh), đan phên nứa (Đại Mỗ), đậu phụ (Liên Mạc)… có khó

khăn hơn về nguồn nguyên liệu. Nhưng những nguyên liệu này cũng là những nguyên liệu dễ mua, giá rẻ và có thể dự trữ được.

2.2.4.4. Kỹ thuật và công nghệ

Trong thời kỳ bao cấp, kỹ thuật sản xuất hầu hết là thủ công, ít được thay đổi, năng suất thấp. Những năm gần đây dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và của cơ chế thị trường, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất đã tiến hành đổi mới kỹ thuật sản xuất theo hướng kết hợp yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại, mạnh nhất là ở các làng nghề phát triển. Làng nghề đã sử dụng điện, máy móc cơ khí vào sản xuất. Chẳng hạn như nghề rèn (Xuân Phương) trước đây mọi công đoạn đều do lao động thủ công đảm nhận (chặt sắt, đập, dập, tạo ren…) nay đã được thay thế bằng búa máy, máy mài, máy hàn, máy tán… Làng đã đầu tư 200 máy đột dập, 150 máy tán, 300 máy mài. Làng bún (Mễ Trì) trước đây tất cả mọi khâu sản xuất bún đều được thực hiện bằng lao động thủ công (xay gạo, đánh quả, nhào bột), nay công đoạn xay bột, đánh quả, nhào bột được thực hiện bằng máy có động cơ điện, vắt bún cũng được thực hiện bằng máy ép cơ khí. Hiện cả làng có trên 400 máy xay, 450 máy quấy bột, 450 máy ép sợi bún. Làng may (Cổ Nhuế) có hàng ngàn máy may, máy làm khuyết công nghiệp, 10 máy cắt hiện đại. Do vậy năng suất cao hơn rất nhiều.

Nhìn chung làng nghề của Từ Liêm đã có chuyển biến về kỹ thuật và công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng do hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất nên về cơ bản công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu, chắp vá, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Một số làng nghề còn bảo thủ trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ như làng làm đậu phụ ở Liên Mạc, làng đan phên nứa ở Đại Mỗ công cụ sản xuất rất thô sơ từ bao đời nay, việc thay đổi công nghệ sản xuất là không đáng kể. Ở một số làng nghề phát triển đã

đưa máy móc cơ giới vào sản xuất nhưng hầu hết các trang thiết bị vẫn còn lạc hậu, nhiều khâu vẫn còn mang tính thủ công.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)