Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 76 - 79)

6 Bánh mứt kẹo Xuân Đình

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Từ những tồn tại hạn chế nêu trên, để phát triển làng nghề ở Từ Liêm đòi hỏi các cấp chính quyền huyện, xã phải có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của làng nghề từ đó có chủ trương, chính sách kịp thời, hợp lý để giải quyết những vấn đề đang đặt ra là:

- Phải tăng cường công tác khôi phục làng nghề cũ, củng cố làng nghề hiện có, nhân cấy phát triển làng nghề mới. Từ Liêm là một trong những

huyện có số lượng làng nghề cao nhất trong số các huyện ngoại thành Hà Nội nhưng tỷ trọng số hộ tham gia làm nghề không lớn so với tổng số hộ trong làng (thường chỉ chiếm từ 40 - 60%). Cho tới nay Từ Liêm chưa có xã nghề. Đặc biệt có những làng người dân bị mất đất canh tác (mất tư liệu sản xuất chính) do vậy tỷ lệ thất nghiệp rất lớn như: Nhân Mỹ, Phú Mỹ, Đình Thôn (Mỹ Đình), Mễ Trì Thượng, Mễ Trì hạ (Mễ Trì), Nguyên Xá (Minh Khai) thôn Trung (Xuân Đỉnh)… Vì vậy việc phát triển làng nghề để góp phần giải quyết việc làm ở những làng này được coi là một trong những vấn đề trọng tâm bức thiết hiện nay.

- Tăng cường công tác lập quy hoạch, triển khai xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Từ Liêm là huyện có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, mật độ dân số cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội, mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cao. Để phát triển làng nghề cần phải xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung, nhưng đến nay Từ Liêm chưa có một cụm công nghiệp làng nghề nào được khởi công xây dựng.

- Về đào tạo lao động đến nay Từ Liêm chưa có một lớp đào tạo lao động cho các làng nghề mà chủ yếu là đào tạo trực tiếp theo kiểu kèm cặp tại gia đình. Chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo lớp thợ trẻ có tay nghề cao để giữ gìn và phát triển nghề của địa phương.

- Về sản phẩm: Cần phải nâng cao chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Hiện nay chủng loại, mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề ở Từ Liêm đơn giản, chất lượng thấp do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tiêu thụ chậm. Vì vậy trong mấy năm gần đây sản xuất tại một số làng nghề có xu hướng chững lại như: Bún Mễ Trì, đan phên nứa Đại Mỗ, bện dây thừng Trung Văn. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì các làng nghề rất có nguy cơ bị mất nghề.

Ngoài ra để phát triển làng nghề ở Từ Liêm các cấp chính quyền cùng với người dân phải giải quyết nhiều vấn đề khác như: Đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái…

Tóm lại, Từ Liêm có thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển làng nghề. Trong quá trình đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển. Sản xuất ở các làng nghề đang chuyển theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Làng nghề đã và đang tích cực đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại. Hình thức tổ chức kinh doanh của các làng nghề đa dạng tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề, từng điều kiện sản xuất cụ thể của mỗi làng.

Sự phát triển của làng nghề trong những năm qua góp phần tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tạo sự ổn định xã hội ở nông thôn.

Trong quá trình phát triển làngnghề của huyện Từ Liêm còn bộc lộ một số yếu kém như: Thị trường của làng nghề chưa ổn định, sản phẩm của làng nghề còn mang tính chất bảo thủ chưa thay đổi thích ứng được nhu cầu của thị trường; quá trình sản xuất, tiêu thụ còn mang tính tự phát chưa tính toán được nhu cầu của thị trường; công nghệ sản xuất nhìn chung còn lạc hậu, một số làng nghề đã đầu tư thiết bị mới nhưng chưa phải là tiên tiến, đa số là thiết bị đã qua sử dụng, chắp vá, tốn năng lượng; mặt bằng sản xuất chật hẹp; môi trường sinh thái của làng nghề bị ô nhiễm nặng; thiếu vốn để đổi mới công nghệ vẫn là vấn đề bức xúc của các làng nghề; làng nghề còn thiếu lao động có kỹ thuật cao, lao động có trình độ quản lý; các cấp chính quyền còn thiếu quan tâm chỉ đạo tới sự phát triển làng nghề.

Để khôi phục và phát triển làng nghề ở Từ Liêm đòi hỏi các cấp chính quyền ở Từ Liêm phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng nghề, cần có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN TỪ LIÊM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)