Thị trường của các làngnghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 61 - 65)

Trước những năm đổi mới, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của làng rèn (Xuân Phương), may (Cổ Nhuế) và dệt (Đại Mỗ) ở huyện Từ Liêm đều dựa trên sự điều tiết của Nhà nước (trực tiếp là Phòng công nghiệp huyện Từ Liêm). Các sản phẩm có khả năng tiêu thụ rộng lớn trên thị trường nội địa như: bún (Mễ Trì), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), dây thừng (Trung Văn), đậu phụ (Liên Mạc) không thể phát triển được bởi các chính sách quản lý lương thực và quản lý thị trường.Cơ chế cũ không khuyến khích được sản xuất, là nguyên nhân làm triệt tiêu động lực và kìm hãm khả năng phát triển sản xuất của làng nghề. Trong giai đoạn hiện nay, sự hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Sản xuất của làng nghề đã trở thành sản xuất hàng hoá, chịu sự tác động khách quan của các quy luật thị trường. Sản phẩm của làng nghề với tư cách là hàng hoá được bán tự do trên thị trường.

Thị trường của làng nghề bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

* Thị trường các yếu tố đầu vào

Thị trường này gồm có thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ. Trong các loại thị trường này có thị trường cung ứng nguyên vật liệu là phát triển mạnh nhất. Nguyên vật liệu cung cấp cho các làng nghề Từ Liêm chủ yếu được khai thác tại các địa phương trong nước, là nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú. Trước đây các hộ sản xuất phải tự mình mua tất cả nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Đến nay đã dần dần hình thành sự phân công lao động trong việc cung cấp nguyên liệu trong các làng nghề. Một số hộ kinh doanh đóng vai trò cung

ứng vật tư, nguyên liệu cho những hộ, cơ sở chuyên sản xuất. Làng bún (Mễ Trì) đã hình thành những hộ chuyên cung ứng nguyên vật liệu cho các hộ sản xuất bún. Đại Mỗ có một số hộ chuyên cung ứng nứa… Sự phân công lao động trong việc cung ứng nguyên vật liệu ngày càng phát triển là điều kiện để các làng nghề Từ Liêm phát huy năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên với những làng nghề làm nghề chế biến lương thực thực phẩm do nguồn nguyên liệu còn mang tính chất thời vụ đã gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh như làng bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), đậu phụ (Liên Mạc).

Các loại thị trường khác tuy đã hình thành nhưng sự hoạt động không sôi động bằng thị trường cung ứng nguyên vật liệu, nhiều khi còn mang tính tự phát và manh nha như thị trường sức lao động, thị trường vốn. Chẳng hạn việc thuê mướn nhân công thường theo thoả thuận miệng, các trung tâm giới thiệu việc làm chưa phát triển. Vì vậy khả năng thu hút lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao còn rất hạn chế.

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các làng nghề, vì tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại là khâu quyết định nhất tới sự tồn tại và phát triển của một nghề hay một làng nghề trong cơ chế thị trường.

Bảng 2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề theo khu vực thị trường (năm 2004)

Đơn vị tính: % TT Làng nghề Trong khu vực thành phố Hà Nội Các tỉnh trong cả nƣớc Xuất khẩu 1 Rèn (Xuân Phương) 80 20 - 2 Gò hàn tôn (Tây Mỗ) 25 15 60 3 Bún (Mễ Trì) 100 - - 4 May (Cổ Nhuế) 10 80 10

5 Bện dây thừng (Trung Văn) 35 65 -

6 Bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh) 80 20 -

7 Đậu phụ (Liên Mạc) 100 - -

8 Đan phên nứa (Đại Mỗ) 65 25 -

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Từ Liêm

Sản phẩm của các làng nghề Từ Liêm được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa. Trong đó phần lớn được tiêu thụ ngay tại Hà Nội chiếm tới 62% trong tổng doanh thu. Điển hình là các làng nghề bún (Mễ Trì), đậu phụ (Liên Mạc) 100% sản phẩm được tiêu thụ ngay tại Hà Nội, làng rèn (Xuân Phương), bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh) lượng sản phẩm được tiêu thụ tại Hà Nội là 80%. Sản phẩm được tiêu thụ tại các địa phương khác trong cả nước là 29,3% tổng doanh thu.

Từ Liêm có vị trí địa lý thuận tiện nên việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tại các địa phương trong nước tương đối dễ dàng. Sản phẩm của nhiều làng nghề nổi tiếng của Từ Liêm được nhiều người tiêu dùng biết đến từ xưa như: bún (Mễ Trì), đậu phụ (Liên Mạc), dao kéo Sinh Từ (Xuân Phương). Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề Từ Liêm mẫu mã còn đơn điệu chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường. Sản phẩm của làng nghề bún và đậu phụ phải sử dụng trong ngày, khó bảo quản vì vậy chỉ có thể tiêu thụ trên thị trường Hà Nội không có khả năng vươn xa tới các thị trường khác. Ngoài ra còn do hạn chế về trình độ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường của các chủ sản xuất kinh doanh và do thiếu thông tin nên sản phẩm của các làng nghề Từ Liêm chưa có khả năng tiêu thụ mạnh, hạn chế năng lực sản xuất kinh doanh của làng nghề.

Sản phẩm làng nghề Từ Liêm không những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu. Lượng sản phẩm xuất khẩu chiếm 8,7% doanh thu. Từ Liêm có hai làng nghề có sản phẩm xuất khẩu là gò hàn tôn (Tây Mỗ), may mặc (Cổ Nhuế) đặc biệt là sản phẩm gò hàn tôn (Tây Mỗ) mỗi năm giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 25 - 30 tỉ đồng chiếm 60% tổng giá trị doanh thu của làng nghề này. Sản phẩm của làng gò hàn tôn (Tây Mỗ) được xuất sang nhiều nước trên thế giới như: Hà Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia… sản phẩm của làng may Cổ Nhuế chủ yếu được xuất sang các nước Đông Âu.

Sản phẩm xuất khẩu của hai làng nghề này chủ yếu dưới hình thức gia công, giá trị gia tăng thấp.

Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu.

- Đối với thị trường trong nước sản phẩm được bán dưới các hình thức chủ yếu sau:

+ Bán theo hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX gồm sản phẩm của các làng nghề đan phên nứa (Đại Mỗ), rèn (Xuân Phương), bện dây thừng (Trung Văn).

+ Tự đem bán trên thị trường với phương châm “tự sản - tự tiêu” được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, chủ yếu tập trung vào sản phẩm của các làng nghề: Bún (Mễ Trì), đậu phụ (Liên Mạc).

+ Bán qua các đại lý: bánh mứt kẹo (Xuân Đỉnh), May (Cổ Nhuế), gò hàn tôn (Tây Mỗ), rèn (Xuân Phương), bện dây thừng (Trung Văn), đan phên nứa (Đại Mỗ).

- Đối với thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp tư nhân trong các làng nghề mua gom sản phẩm của các hộ gia đình để xuất khẩu uỷ thác hoặc tiểu ngạch.

Nhìn chung sản xuất kinh doanh của các làng nghề Từ Liêm hiện nay về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, với các hình thức bán hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm như hiện nay mới chỉ đảm bảo để làng nghề tồn tại được. Để các làng nghề phát triển tốt cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, của các doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm thương trường, các công ty thương mại lớn trong và ngoài nước để họ có đủ điều kiện cạnh tranh. Đặc biệt cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức như: Bộ thương mại, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hội đồng liên minh các HTX Việt Nam…

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề ở huyện từ liêm trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn luận văn th (Trang 61 - 65)