Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử văn hóa của quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

của quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của đất nước ta ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc quận Tân Bình, Phủ Gia Định. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (Quận 1 bây giờ) khoảng 07 km về phía Tây Bắc, nằm trên vùng đất “gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.

Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các Tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc quận Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc Tổng Bình Trị Hạ, quận Bình Dương, Tỉnh Gia Định.

Ngày 11/5/1944, Chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình bằng cách tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ. Ngày 29/4/1957, Chính

quyền Sài Gòn ban hành nghị định 138-NĐ ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 06 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp.

Vào năm 1960, quận Gò Vấp có 08 xã. Tháng 7/1976, sau khi Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 03 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về quận Củ Chi, các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về huyện Hóc Môn. Quận Gò Vấp chia thành 16 phường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w