Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai xã hội hoá giáo dục mầm non của Phòng giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

2.2.4.2.Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai xã hội hoá giáo dục mầm non của Phòng giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp

Xã hội hoá giáo dục là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, nhằm xoá bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục và trường học, để mọi người dân được thực hiện quyền làm chủ sự nghiệp giáo dục. Xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân đều được hưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học tập, thông qua xã hội hoá giáo dục để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Tìm hiểu việc triển khai các hoạt động nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non quận Gò Vấp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Tổ chức triển khai thực hiện về xã hội hóa giáo dục mầm non

Nội dung Kém Trung

bình Tốt Rất tốt Điểm trung bình Thứ bậc

1/ Triển khai nghị quyết, chỉ thị từ cấp trên xuống về việc nội dung

xã hội hóa giáo dục 20.0 28.0 29.0 23.0 2.45 2

2/ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thảo luận về các nội

dung đã triển khai. 14.0 25.0 41.0 20.0 2.33 5

3/ Triển khai và tổ chức thảo luận về kế hoạch thực hiện xã hội hóa

giáo dục 22.0 30.0 30.0 17.5 2.56 1

4/ Họp bàn với Cha mẹ học sinh, Lãnh đạo địa phương về thực hiện xã hội hóa giáo dục vào đầu mỗi học kỳ để đi đến thống nhất về nhận thức và chương trình hành

động, sơ tổng kết kịp thời. 20.0 26.0 30.0 25.0 2.43 4

nhận thức, tạo động lực cho nhân dân, chính quyền trong quận 6/ Phân công đúng người đúng việc tạo sự đồng thuận trong nhà

trường. 14.0 16.0 35.0 35.0 2.09 6

Nhận xét

Kết quả khảo sát xã hội hóa giáo dục các trường Mầm non cho thấy, các trường Mầm non đã đạt hiệu quả trong công tác như “Triển khai và tổ chức thảo luận về kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục” có điểm trung bình (ĐTB) =2.56 cao nhất bảng xếp loại, sau đó là “Triển khai nghị quyết, chỉ thị từ cấp trên xuống về việc nội dung xã hội hóa giáo dục” có ĐTB=2.45, và “Sử dụng mục tiêu để nâng cao nhận thức, tạo động lực cho nhân dân, chính quyền trong quận” có ĐTB=2.44.

Nhà trường đã tổ chức tốt hoạt động khuyến học, hệ thống hội khuyến học các cấp được kiện toàn, các trường Mầm non ở các phường đều có hội khuyến học. Hội khuyến học có nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức hội nghị phát thưởng, trao học bổng, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng, hỗ trợ thầy cô giáo và trẻ em chăm ngoan, hỗ trợ trẻ thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.

Tổ chức tốt hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, hiện nay các trường, lớp đều có Hội cha mẹ học sinh, tổ chức sinh hoạt theo định kỳ ít nhất mỗi năm 3 lần, các kỳ họp đều có Nghị quyết hay nội dung xã hội hoá giáo dục.

Tổ chức phối hợp hoạt động giữa Hội đồng giáo dục với Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Cựu giáo chức, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các ban, ngành, đoàn thể khác. Sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể địa phương có hiệu quả cao trên cơ sở phân công nhiệm vụ cùng tham gia quá trình giáo dục trẻ mầm non. Các ngành Tư pháp, Công an

triển khai chương trình giáo dục Pháp luật, an toàn giao thông, Luật phòng chống ma tuý, tổ chức hội thi an toàn giao thông, ký kết trách nhiệm ngăn chặn tệ nạn xã hội. Phòng văn hoá, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, phong trào xanh - sạch – đẹp, phối hợp tổ chức các sân chơi trí tuệ học đường, thi tiếng hát quyền trẻ em, tổ chức hoạt động hè. Mặt trận tổ quốc, Phòng văn hoá, Liên đoàn lao động quận đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” tạo môi trường giáo dục từ gia đình đến xã hội.

Tuy nhiên, trong công tác này còn hạn chế ở nội dung như:

- Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, giáo viên thảo luận về các nội dung đã triển khai.

- Phân công đúng người đúng việc tạo sự đồng thuận trong nhà trường. - Họp bàn với cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương về thực hiện xã hội hóa giáo dục vào đầu mỗi học kỳ để đi đến thống nhất về nhận thức và chương trình hành động, sơ tổng kết kịp thời.

Như vậy, để thực hiện xã hội hóa giáo dục, các trường Mầm non đã chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nhà trường kết hợp chặt chẽ với công đoàn tổ chức tốt nhiều cuộc vận động phong trào có hiệu quả như: Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, kết hợp với gia đình và Hội cha mẹ học sinh ký cam kết trách nhiệm ngăn chặn tệ nạn xã hội không xâm nhập vào nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)