Tăng cường quan hệ với các lực lượng xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

2.2.4.4. Tăng cường quan hệ với các lực lượng xã hộ

Hàng năm các trường Mầm non trên địa bàn quận đều thực hiện phương châm: Muốn giáo dục phát triển mạnh, muốn xã hội hóa giáo dục mầm non thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp công tác của các cơ quan đơn vị, liên quan. Tuy nhiên, mỗi ban, ngành đoàn thể và lực lượng xã hội có vị trí, chức năng, vai trò, nhiệm vụ khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện quận đã chỉ đạo phân công, phân nhiệm cụ thể, cùng bàn bạc thống nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục mầm non; có kế hoạch liên ngành ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, hàng năm đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy sức mạnh tổng hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, đã chỉ đạo phân công cụ thể với ngành giáo dục phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên và hội viên của mình tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực vào xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng gia đình văn hoá, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho phát triển giáo dục...

Phối hợp với Hội phụ nữ, Ủy ban dân số - Gia đình và trẻ em, vận động chị em đưa con em mình tới trường, không nghỉ học, bỏ học giữa chừng. Làm tốt công tác nuôi con khỏe, dạy con ngoan, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng giáo dục con em.

Phối hợp Hội cựu chiến binh với các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động đóng góp ủng hộ công sức, tiền của cho giáo dục ở địa phương;

thường xuyên nhắc nhở các thành viên của mình tham gia thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non, hội thực hiện khẩu hiệu: “Không có thành viên nào của hội có con không ra lớp hoặc bỏ học”.

Phối hợp với ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phòng chống các bệnh học đường cho trẻ mầm non, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt các trường mầm non hiện tại đều thực hiện tổ chức ăn bán trú cho trẻ.

Phối hợp với Công an tổ chức ngoại khoá, tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn lao động, phòng chống tai tệ nạn xã hội, giữ vững môi trường học đường thực sự trong sạch, lành mạnh.

Xây dựng các chuyên mục về giáo dục, nêu các gương điển hình về xã hội hóa giáo dục mầm non.

Cha mẹ học sinh tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non: Thực hiện tốt việc giáo dục con ở gia đình, thường xuyên phản ánh tình hình trẻ theo yêu cầu ở nhà trường, giáo viên. Trong quá trình tham gia của cha mẹ học sinh vào xã hội hóa giáo dục mầm non, một số nội dung thực hiện mức độ còn hạn chế đó là: Chưa thường xuyên phối hợp với nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; vận động các bậc cha mẹ học sinh và mọi người tham gia hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w