Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

2.2.5.Đánh giá chung về thực trạng

2.2.5.1. Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng được củng cố và hoàn thiện về số lượng và chất lượng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; an tâm công tác và gắn bó với nghề.

Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội hóa giáo dục mầm non - Các trường đã làm tốt công tác tham mưu cho các lãnh đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để mọi người nhận thức sâu rộng việc phát triển giáo dục vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi gia đình và cá nhân.

Quy mô trường lớp tiếp tục ổn định và phát triển. Đã huy động tối đa tỷ lệ trẻ em đến trường lớp, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở 16/16 phường. 100% trẻ được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục

mầm non 5-6 tuổi. Đa số trẻ nhận thức tốt, có sức khỏe đạt loại A, có một số thói quen, kỹ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn, nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp…

Chất lượng và số lượng trẻ mầm non được duy trì ổn định. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần và trách nhiệm, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn mới.

Cơ sở vật chất trường học và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục được đầu tư đúng mức. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng lên và ổn định, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đã có những chính sách hỗ trợ cho giáo dục mầm non. Tích cực huy động các nguồn vốn của các tổ chức và nhân dân, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đã đảm bảo cho hầu hết các trường đủ phòng học, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác, toàn quận có 05/20 trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, 02/20 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Hàng năm trang thiết bị dạy học, sân chơi, đồ dùng... được bổ sung với số lượng lớn.

Phát huy vai trò chủ động, nòng cốt của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Mầm non trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm non, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ, đã chủ động đề xuất những vấn đề cần thiết liên quan đến xã hội hoá giáo dục mầm non. Phòng giáo dục trực tiếp chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án, tham mưu giúp cho lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục mầm non.

Duy trì tốt các hoạt động Hội đồng giáo dục, hội Khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, hội Cựu giáo chức, xây dựng cơ chế phối hợp để mọi cấp, mọi

ngành, mọi người đều tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. Sự phối hợp dựa trên nguyên tắc dân chủ đồng thuận, nguyên tắc về chức năng của từng ngành, từng lực lượng xã hội.

Những năm qua việc thực hiện xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá giáo dục mầm non nói riêng, đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)