Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

3.2.4. Tăng cường liên hệ với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong quận

chức xã hội trong quận

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng kế hoạch là khởi điểm quan trọng của một quá trình quản lý ở bất kỳ một hoạt động giáo dục nào. Để thực hiện thành công công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non các cấp cần phải lập được kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tại địa phương có tính khả thi,

phục vụ yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương.

Cần tăng cường mối liên hệ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong thực hiện các nội dung cơ bản về xã hội hóa giáo dục mầm non phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội để xác định trách nhiệm khi tham gia các hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội nhằm xây dựng môi trường lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục mầm non phát triển. Khai thác tốt các nguồn lực phục vụ cho giáo dục mầm non, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và phát triển giáo dục mầm non. Huy động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu xã hội học tập trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho giáo dục mầm non không ngừng tăng nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu hiện đại hóa, chuẩn hóa và xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Kế hoạch bao gồm quy mô phát triển tổng thể và từng giai đoạn, thể hiện được tầm nhìn chiến lược và yêu cầu thực tiễn trước mắt cũng như lâu dài. Kế hoạch xã hội hóa giáo dục mầm non phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục mầm non.

Tổ chức hệ thống các hoạt động phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp xã hội hóa giáo dục mầm non. Thực tế cho thấy, muốn giáo dục mầm non phát triển mạnh, muốn xã hội hoá giáo dục mầm non thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan. Tuy nhiên, mỗi ban ngành, đoàn thể và lực lượng xã hội có chức năng, nhiệm vụ vai trò và tiềm năng khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm, có sự phân công, phân nhiệm vụ cụ thể. Trên cơ sở đó, hàng năm đánh

giá, rút kinh nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy sức mạnh tổng hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế. Song song đó, cần phải có những nguyên tắc khi phối hợp tổ chức các hoạt động như: Nguyên tắc phù hợp chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc dân chủ - tự nguyện - đồng thuận, nguyên tắc hiệu quả và bảo đảm bằng pháp lý.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện. Để thống nhất, phối hợp với ban ngành, chính quyền nhằm giúp giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện địa phương cần:

Nghiên cứu kỹ mục đích cần đạt, nắm chắc thực trạng giáo dục mầm non qua các biểu mẫu thống kê được tập hợp từ cơ sở, qua trao đổi, toạ đàm, nắm tình hình.

Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể, hợp lý và phải dựa trên cơ sở chức năng của từng tổ chức, ban ngành, khả năng của từng người với những chỉ tiêu đầu việc cụ thể để có thể đánh giá được kết quả.

Cần liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thống nhất nội dung hoạt động giáo dục; Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu về xã hội hóa giáo dục. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch.

Phối hợp với Hội phụ nữ, Ủy ban dân số – Gia đình và trẻ em mở lớp tuyên truyền kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, các kiến thức nuôi – dạy con theo khoa học; Với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra vệ sinh y tế học đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho trẻ, kiểm tra vệ sinh an toàn

thực phẩm trong nhà trường. Các phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước, tùy thuộc chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình đều có thể tham gia một cách tích cực và phù hợp đóng góp vào công tác xã hội hóa giáo dục nếu có kế hoạch và biện pháp cụ thể.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên... là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực toàn xã hội để phát triển giáo dục".

Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá nhân nhà tài trợ... tùy thuộc vào khả năng và vị thế của mình đóng góp về trí tuệ, tinh thần như xây dựng đề án các loại hình giáo dục, các phương pháp hoạt động, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ khen thưởng, hoặc tài trợ về kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch, học tập ngoài trường, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w