+ Sự quan tâm chỉ đạo của tổ chức Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương
Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm cơ bản, có tính chiến lược trong việc xây dựng và phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động lớn trong xã hội có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành giáo dục. Khi đã có những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời của của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương quan tâm tới công tác xã hội hoá giáo dục sẽ tạo được sự đồng thuận nhất trí cao và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho công tác này.
+ Truyền thống phong tục, nhận thức của nhân dân địa phương có ảnh hưởng lớn tới xã hội hoá giáo dục mầm non
Với những địa phương có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, văn hoá xã hội phát triển thì sẽ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Ở khu
vực trung tâm, khu vực có kinh tế phát triển... thì việc tuyên truyền, phát động, huy động nguồn lực cho hoạt động xã hội hoá giáo dục có nhiều thuận lợi. Ngược lại, ở những địa phương có nhiều dân nhập cư, những địa bàn khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, thì hoạt động xã hội hoá giáo dục đòi hỏi, đội ngũ giáo viên, các nhà trường, các lực lượng xã hội cần phải kiên trì bám dân, sống với dân, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của họ, làm cho dân tin, từ đó nâng cao được nhận thức của dân. Đồng thời, khi dân tin thì họ sẽ ủng hộ chủ trương xã hội hóa giáo dục một cách tích cực nhất, và khi đó công tác xã hội hóa giáo dục sẽ thuận lợi hơn.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở tổng hợp, khái quát những nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta về quản lý xã hội hoá giáo dục, quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non, tác giả đã hệ thống hoá lý luận về xã hội hoá giáo dục, quản lý xã hội hoá giáo dục và làm sáng tỏ về vai trò của Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục mầm non; nhấn mạnh các nội dung, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường Mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.
Chương 2