Tổ chức, chỉ đạo thực hiệnxã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 62)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

2.2.4.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiệnxã hội hoá giáo dục

Bảng 2.8: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục

Nội dung KémTrung

bình Tốt Rất tốt Điểm trung bình Thứ bậc

1/ Phối hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh để thực hiện mục tiêu xã hội hóa

giáo dục 20.0 22.5 22.5 35.0 2.28 4

2/ Tham mưu với các cấp trong việc giao trách nhiệm cho các ban ngành trong quận nhằm thực hiện mục tiêu xã

hội hóa giáo dục 8.0 45.3 30.7 16.0 2.55 3

3/ Kết hợp với các cơ sở, tổ chức địa phương để thực hiện xã hội hóa giáo

dục 12.0 14.0 62.7 8.0 2.60 2

4/ Thành lập hội khuyến học để khuyến khích, động viên giáo viên và

trẻ em 8.0 37.7 32.7 21.7 2.68 1

5/ Kết hợp với Ủy ban nhân dân quận trong việc vận động xã hội hóa giáo

dục 14.0 26.0 25.0 34.0 2.18 5

6/ Thực hiện quang cảnh nhà trường Xanh – Sạch – Đẹp, thu hút các em đến trường

13.5 15.0 25.0 45.0 1.94 6

Nhận xét

Kết quả khảo sát cho thấy trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở các trường đã đạt hiệu quả trong việc “Thành lập hội khuyến học để khuyến khích, động viên giáo viên và trẻ em” có điểm trung bình (ĐTB) =2.68, sau đó là “Kết hợp với các cơ sở, tổ chức địa phương để thực hiện xã hội hóa giáo dục” có ĐTB=2.60 và “Tham mưu với các cấp trong việc giao trách nhiệm cho các ban ngành trong quận nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục” có ĐTB=2.55.

Để đạt được những ưu điểm trên các trường Mầm non đã thực hiện một số biện pháp:

Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức quản lý về mặt Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, việc vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức có ý nghĩa hết sức lớn lao. Các Cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII; Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá; Nghị định số 73/1999/ NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục.

Chỉ đạo của Thành phố về thực hiện xã hội hoá giáo dục: Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 12/10/2001 của Ban thường vụ Thành phố, về mục tiêu phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2005; Nghị quyết số 33/2002/NQ- HĐND ngày 03/07/2002 của Hội đồng nhân dân khoá XVvề tăng cường cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2002-2010; Đề án 1940/ĐA-UBND ngày 3/10/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá thể dục thể thao giai đoạn 2005- 2010. Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế tài chính, thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí cân đối thu chi; thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng cho mọi trẻ em. Có lộ trình chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang dân lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho nhà nước.

Ngành giáo dục luôn coi công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức là mấu chốt để thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non, do vậy đã thường xuyên chỉ đạo các trường trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên qua nhà trường đến với địa phương và nhân dân về chủ trương, đường lối, các biện pháp xã hội hoá giáo dục.

Trong công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo luôn giữ vai trò then chốt trong việc phối kết hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia, Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác hội hoá giáo dục. Trong thời gian qua Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng nhiều Đề án với nội dung xã hội hoá giáo dục: Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”; Đề án “Xây dựng cơ sở vật chất trường học từng bước xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia”.

Các trường Mầm non đã thực hiện tốt công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tham mưu với Quận ủy, Ủy ban nhân dân có thông tri chỉ thị cho các địa phương thực hiện công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; thực hiện tốt việc huy động trẻ em ra lớp, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Nhân dân địa phương, các đoàn thể, các tổ chức xã hội có nhiều việc làm góp phần nâng cao công tác phổ cập, có kế hoạch chỉ đạo và tổ chức giao ban, kiểm tra sát sao việc thực hiện của các đơn vị. Phát hiện những bài học tốt, cách làm hay của các đơn vị rút ra cách chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các khâu như giảng dạy nâng cao chất lượng, điều tra, huy động, tham mưu tích cực với chính quyền địa phương. Củng cố, huy động tốt trẻ em ra lớp kết quả: 16/16 (100%) phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Các trường luôn chú trọng nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tạo

lòng tin, mối liên hệ chặt chẽ trong phối hợp với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong thực tế các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến các Cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục mầm non. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động của Hội đồng giáo dục, hội Khuyến học, hội cha mẹ học sinh. Ủy ban nhân dân Quận chỉ đạo Đại hội giáo dục, trong nội dung phương hướng đã chỉ rõ: “Huy động toàn quận đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất đầu tư cho giáo dục, thu hút các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường, sớm thành lập Hội khuyến học quận phối hợp với Hội đồng giáo dục, thực hiện các chương trình khuyến khích hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục. Hội đồng giáo dục phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác giáo dục, tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng giáo dục" [23, tr.56].

Thực hiện tốt hoạt động Hội cha mẹ học sinh trong xã hội hóa giáo dục mầm non. 100% trường đều có Ban đại diện hội cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh cùng với các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh cùng cộng đồng trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất để huy động con em đến trường, duy trì sĩ số, giáo dục tình cảm xã hội, nhận thức,… cho trẻ; đề cao trách nhiệm gia đình góp phần tích cực phối hợp với nhà trường, các đoàn thể xã hội cùng chăm lo, giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.

Tuy nhiên một số nội dung còn chưa được chú trọng, yếu kém như: - Kết hợp với Ủy ban nhân dân quận trong việc vận động xã hội hóa giáo dục.

- Thực hiện quang cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp, thu hút trẻ đến trường.

- Phối hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh để thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w