Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)

80 40.0 15 30.0 36.6 Thực hiện mối liên hệ gia đình

3.2.3.Tăng cường giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục

xã hội hoá giáo dục

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Thường xuyên giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hoá giáo dục là chức năng quản lý vô cùng quan trọng để thu thập thông tin nhằm đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, mục tiêu, các quyết định. Giám sát cũng chính là để phát hiện ra những nhân tố tích cực, những điển hình để kịp thời động viên, kích thích họ càng nỗ lực hơn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra.

Nhờ có giám sát, chỉ đạo thường xuyên mà trong hoạt động quản lý của Phòng giáo dục đã phát hiện ra được những lệch lạc, làm cản trở, chệch hướng hệ thống đang vận hành và kịp thời có biện pháp, quyết định ngăn chặn, can thiệp nhằm đạt mục tiêu xã hội hoá giáo dục mầm non.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, hiệu quả quản lý Nhà nước, phân cấp cụ thể nhằm phát huy vai trò chỉ đạo của ngành giáo dục và vai trò giám sát của các lực lượng xã hội.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp phường, quận giữ vai trò chỉ đạo phát triển giáo dục ở địa phương, điều hành cơ chế hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác xã hội hoá giáo dục mầm non.

Phòng Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò chỉ đạo; các trường Mầm non tích cực chủ động, tham mưu, đề xuất và tổ chức khai triển thực hiện chính sách, kế hoạch xã hội hoá giáo dục mầm non với các cấp uỷ Đảng, chính quyền.

Các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội và nhân dân có trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ, khả năng, điều kiện mà lực lượng này tham gia giám sát dưới sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.

Dân chủ hoá, tạo cơ hội để mọi người tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của giáo dục. Dân chủ nghĩa là thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy tính tích cực, tự giác của mọi người trong quá trình quản lý và thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công. Dân chủ đồng thời phải đảm bảo tính nguyên tắc, đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với trách nhiệm của chính quyền và phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Giám sát, chỉ đạo là chức năng của người quản lý, lãnh đạo đơn vị mà mình phụ trách. Cấp quận có Trưởng Phòng giáo dục, cấp phường có Hiệu trưởng trường Mầm non chịu trách nhiệm chính thành lập hội đồng (ban) kiểm tra giám sát tùy theo công việc của cả quá trình hay trong từng giai đoạn, kiểm tra định kỳ hay đột xuất.

Ban kiểm tra giám sát nên có các đại diện của các thành phần: Đại diện Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, kế hoạch - tài chính,... và phải là những đại diện thông thạo chuyên môn để có những đánh giá chính xác công việc của các bộ phận cần kiểm tra, giám sát đồng thời cũng phải là người có phẩm chất tốt như thẳng thắn, vô tư, biết tôn trọng con người và công việc được kiểm tra.

Phải xây dựng nội dung giám sát thật cụ thể. Trả lời đầy đủ các câu hỏi: Giám sát vấn đề gì? Ở đâu? Tiến độ thế nào? Kết quả ra sao? Có thực hiện được chỉ tiêu không? Có gì khó khăn, vướng mắc?... Mọi nội dung kiểm tra phải được đối chiếu với các quy chế, mục tiêu đã xác định để phân tích, so sánh, rút ra kết luận ưu điểm và tồn tại, nguyên nhân tồn tại?...

Mọi hoạt động kiểm tra, giám sát đều phải có đánh giá, kết luận để chỉ đạo, động viên, phát huy những mặt tích cực, đồng thời có những quyết định kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh những tồn tại, lệch lạc. Kiểm tra, giám sát mà không đánh giá, hoặc đánh giá không được đều coi như thiếu quản lý, lãnh đạo.

Đối với công tác giám sát, chỉ đạo các trường Mầm non thực hiện xã hội hóa giáo dục, nên tổ chức đoàn theo liên ngành dưới sự chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường, Ủy ban nhân dân các cấp, có các lực lượng đang trực tiếp thực hiện cùng tham gia để có sự đánh giá chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 84)